BẢO ĐẢM TỰ DO BÁO CHÍ, TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA CÔNG DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ

Thứ năm, 24/03/2016 11:28 AM - 0 Trả lời

Luật Báo chí (sửa đổi) được soạn thảo nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, quy định quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của báo chí cũng như quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí...

(NBCL) Luật Báo chí (sửa đổi) được soạn thảo nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, quy định quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của báo chí cũng như quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí. Chắc vẫn còn những băn khoăn về những điều này, khoản kia với mong muốn tạo khuôn khổ pháp lý lâu dài cho việc bảo đảm quyền tự do báo chí phù hợp với môi trường và thực tiễn thông tin hiện đại, về cách thức bảo vệ nhà báo khi hành nghề hợp pháp cũng như việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Tuy nhiên, về tổng thể, Dự án Luật vừa được đưa ra xin ý kiến lần cuối tại Quốc hội ngày 21/3 được cho là hoàn chỉnh nhất đến thời điểm này sau 20 lần dự thảo.

[caption id="attachment_88529" align="aligncenter" width="640"]a269b2c66e0a5782846ec3728d60d766 Phóng viên tác nghiệp tại Đại hội Đảng lần thứ XII. Ảnh: TL[/caption]

Dự án Luật Báo chí (sửa đổi) mới nhất có 61 điều, tăng gấp đôi so với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 (có 30 điều). Một khi được thông qua, Luật Báo chí (sửa đổi) năm 2016 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Dự thảo Luật đã thể chế hóa Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, là một trong những quyền cơ bản của công dân. Dự án Luật dành riêng Chương 2 với 4 điều cụ thể về nội dung này. Đó là Điều 10 về Quyền tự do báo chí của công dân, Điều 11 về Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, Điều 12 về Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân và Điều 13 về Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.

Về quy định trách nhiệm của cơ quan báo chí ở nội dung này, có ý kiến cho rằng sẽ quá tải khi quy định báo chí phải “đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công dân phù hợp với tôn chỉ, mục đích…., trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu”, và “Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến”.

Quy định này về cơ bản là đúng, nhưng liệu có khả thi khi báo chí thực hiện nhiệm vụ “công vụ” này, thường khá nhiều về số lượng, rộng về phạm vi đề cập. Trong khi đó, mỗi cơ quan báo chí thì nhân sự hạn chế và muốn giải quyết thấu đáo phải mất nhiều thời gian, trí lực, đôi khi vượt ra ngoài khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí.

Đồng thời, dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) vẫn bảo đảm tính kế thừa, giữ vững nguyên tắc “báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân”. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí, về cơ bản vẫn giữ nguyên với cốt lõi tại điểm b, khoản 2, Điều 4 là: “Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Một điểm mới trong quy định về chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí (Điều 5) là: Nhà nước có chính sách “đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ” và “Hỗ trợ cước vận chuyển báo chí phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn” đã được quy định ở phần trên. Tuy nhiên, kiến nghị của đại biểu Quốc hội về ưu đãi về thuế đối với báo chí không được thể hiện trong dự thảo luật.

Trên thực tế, thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo in đã được Quốc hội nhất trí hạ từ 25% xuống còn 10% tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Mà báo chí hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu nên có nghĩa vụ nộp thuế. Vấn đề là ở chỗ hoạt động kinh tế báo chí ở nhiều thời điểm rất khó khăn. Một trong những sửa đổi quan trọng là Dự thảo Luật đã bỏ quy định hiệu lực giấy phép hoạt động báo chí là 10 năm, mà quy định theo hướng cấp phép một lần và thu hồi giấy phép nếu cơ quan báo chí để xảy ra sai phạm. Một điều nhận được sự quan tâm chung của Quốc hội cũng như của giới báo chí là Điều 9: Những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí, nhằm bảo đảm cho báo chí hoạt động dễ dàng và suôn sẻ. Dự thảo lần này đã ghép phần quy định nội dung bị cấm và hành vi bị cấm làm một, lược bỏ một số nội dung và từ ngữ gây ấn tượng nặng nề.

Mặc dù vậy, dự thảo vẫn có tới 13 khoản, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần rút gọn, cô đọng, rõ ràng hơn trong trình bày. Một ý kiến được quan tâm là đề nghị bổ sung một nội dung: nhà báo không được sử dụng mạng xã hội để thông tin tuyên truyền trái với chính sách thông tin của Nhà nước và của cơ quan chủ quản báo chí. Hành vi này liên quan tới phạm trù đạo đức của người làm báo. Một nội dung tiếp thu đáng chú ý và nhận được sự đồng tình chung là Điều 23, giữ nguyên quy định về người đứng đầu cơ quan quan báo chí là Tổng biên tập (báo in), Tổng giám đốc/giám đốc (báo nói, báo hình) như quy định của Luật Báo chí sửa đổi năm 1999, mà không quy định người đứng đầu cơ quan báo chí là tổng giám đốc/giám đốc, còn tổng biên tập chỉ lo về mặt nội dung thông tin. Quy định tách thành hai chức danh sẽ làm phình biên chế, không cần thiết. Định nghĩa về nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo (Điều 25), tuy đã cô đọng hơn, nhưng vẫn có ý kiến cho rằng định nghĩa chưa phù hợp với thực tế vì có nhiều phóng viên chưa đủ điều kiện được cấp thẻ nhà báo vẫn hoạt động nghiệp vụ bình thường như người có thẻ. Và với định nghĩa đó, đối tượng được cấp thẻ nhà báo chỉ còn là những người hoạt động báo chí chuyên nghiệp, gắn với một cơ quan báo chí cụ thể.

Ý kiến của đại biểu Quốc hội, đề xuất giao thẩm quyền cấp, đổi và thu hồi thẻ nhà báo cho Hội Nhà báo Việt Nam thay vì Bộ Thông tin và Truyền thông không được tiếp thu, với lập luận rằng Hội Nhà báo là tổ chức tự nguyện, không có chức năng và bộ máy để quản lý các cơ quan báo chí. Việc này theo quy định chức năng là của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trước ý kiến đề nghị không quy định về Hội Nhà báo tại luật này mà để Luật về hội điều chỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Hội Nhà báo Việt Nam là một tổ chức nghề nghiệp đặc thù, có vai trò quan trọng trong hoạt động báo chí, do vậy cần quy định về Hội ngay trong Luật này để khẳng định vị trí, vai trò của Hội với tư cách là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.

Dự thảo đã được chỉnh lý theo hướng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Nhà báo (Điều 8), mở rộng hơn so với Luật Báo chí năm 1999. Về ý kiến đề nghị bổ sung vai trò, trách nhiệm của Hội Nhà báo trong việc tham gia điều hành, quản lý hoạt động báo chí, thẩm định nhân sự lãnh đạo các cơ quan báo chí, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng đó là chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, còn Hội Nhà báo được giao nhiệm vụ phối hợp trong việc thực hiện. Dự thảo Luật lần này tiếp thu khá nhiều ý kiến cụ thể liên quan tới việc tổ chức, hoạt động của báo chí, quản lý báo chí, quyền và nghĩa vụ công dân của người làm báo trong hoạt động báo chí. Dự kiến Luật Báo chí (sửa đổi) năm 2016 sau khi tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý theo góp ý của đại biểu Quốc hội sẽ được thông qua tại kỳ họp này sau nhiều năm soạn thảo công phu.❏

HÀ MINH HUỆ 

Tin khác

Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

(CLO) Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch số 37-KH/BTCG, ngày 22/4/2024 về tổ chức Giải báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VII – năm 2024.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

(CLO) Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Nghề báo
Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam vừa công bố chùm chương trình trọng điểm, trong đó có cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng. Chương trình có 5 điểm cầu - Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh - sẽ được truyền hình trực tiếp tối 5/5/2024 trên kênh VTV1.

Nghề báo
Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

(CLO) Cuộc thi viết, trắc nghiệm, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu mang tên “GIẤC MƠ XANH” do Báo Tiền Phong tổ chức đã chính thức được khởi động từ ngày 1/5/2024 trên phạm vi toàn quốc, với nhiều hình thức và giải thưởng hấp dẫn...

Nghề báo