Báo Dân - Tờ báo làm nên diện mạo của báo chí cách mạng Thừa Thiên Huế

Thứ sáu, 06/07/2018 20:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 6/7/2018, tại TP. Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhà báo và Báo Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo khoa học "Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng" nhân kỷ niệm 80 năm Báo Dân của Xứ ủy Trung kỳ ra số đầu tiên tại Huế (6/7/1938- 6/7/2018).

Báo Công luận
Quang cảnh hội thảo khoa học " Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng". Ảnh: Minh Tự 

 

Phát biểu đề dẫn hội thảo, nhà báo Dương Phước Thu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế, cho biết: Trong giai đoạn từ 1930 đến 1945, tại Huế, báo chí yêu nước và cách mạng rất khó xuất bản. Tuy nhiên, các nhà hoạt động cộng sản vẫn tìm mọi cách để có tờ báo trong tay.

Trong thời gian ngắn đã có ít nhất 25 tờ báo thuộc hệ thống tổ chức từ Xứ ủy Trung Kỳ, Nam Kỳ, nhiều tỉnh ủy, huyện ủy, đảng ủy cho đến một số tổ chức quần chúng xuất hiện ở Việt Nam, làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống ách đô hộ thực dân Pháp…

Sau khi các tờ báo cách mạng tại Huế ( Nhành Lúa, Kinh tế tân văn, Sông Hương tục bản) bị chính phủ Nam Triều (triều Nguyễn) và chính phủ bảo hộ (Pháp) cấm xuất bản, Xứ ủy Trung kỳ đã vận động một số dân biểu tiến bộ đứng ra xin phép xuất bản tờ báo lấy tên là Dân

Báo Công luận

Số báo Dân đầu tiên ra ngày 6/7/1938 - Ảnh tư liệu

 

Tờ báo ra đời tại Huế 80 năm trước (1938), là cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Trung Kỳ, tập hợp nhiều cây bút cự phách bấy giờ như Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Tôn Quang Phiệt, Lâm Mộng Quang.

Để giữ thế hợp pháp, báo Dân sử dụng danh nghĩa của các nghị viên tiến bộ như Nguyễn Đan Quế làm chủ nhiệm, Nguyễn Xuân Các làm thư ký tòa soạn, và giám đốc chính trị là Nguyễn Trác - một các bộ của Xứ ủy Trung kỳ hoạt động công khai dưới "vỏ bọc" nhà báo.

Dưới măng-sét của báo Dân là dòng chữ "Cơ quan liên hiệp tất cả các lực lượng cấp tiến trong xứ". Tòa soạn đặt tại nhà số 11 Doudart de Lagrée, nay là trụ sở báo Thừa Thiên Huế 61 Trần Thúc Nhẫn, TP Huế. Tờ báo xuất bản với khổ lớn (như khổ A2 hiện nay), có số phát hành lên đến 8000 bản.

Ngay trên trang nhất số báo đầu tiên ra ngày 6/7/1938, trong lá thư gửi bạn đọc, tờ báo đã nói rõ: “Dân, đúng như tên gọi của nó, là tờ báo của dân, những ý muốn chính đáng, những lời phàn nàn có căn cứ đều được bày tỏ trên tờ báo nầy”

Theo TS. Nguyễn Thái Sơn- Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, báo Dân là tờ báo công khai khổ lớn đầu tiên ở Huế và của Xứ ủy Đảng Cộng sản Đông Dương Trung Kỳ.

 Việc tận dụng thời cơ được hoạt động công khai, hợp pháp và bằng các hoạt động linh hoạt, phong phú, báo Dân đã đoàn kết, động viên, giác ngộ chính trị cho hàng vạn quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chính trị rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, qua đó góp phần làm nên cuộc cách mạng vĩ đại của nhân dân Thừa Thiên Huế anh hùng, góp phần quan trọng vào thành quả chung của báo chí cách mạng Thừa Thiên Huế và miền Trung, làm nên diện mạo của một nơi từng là trung tâm báo chí của cả nước.

 Khẳng định vai trò của báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm về quản lý và phát huy vai trò định hướng của báo chí vẫn luôn là vấn đề có ý nghĩa thời sự.

Báo Công luận

Số báo Dân cuối cùng (số 17) ra ngày 7/10/1938. Ảnh tư liệu 

 

Báo Dân phát hành ngày thứ tư hằng tuần, ra được 17 số thì bị chính quyền bấy giờ cấm xuất bản vì lý do "đăng tin không thiệt". Số báo cuối cùng ra ngày 7/10/1938.

"Mặc dù chỉ tồn tại hơn ba tháng, báo Dân vẫn đi vào đời sống thợ thuyền, nhân dân lao động, và cả những tiểu quan lại, trí thức yêu nước", Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế Dương Phước Thu nhận định.

Cùng thời gian này, tại Huế còn có một tờ báo "dân" khác, đó là báo Tiếng Dân do chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng sáng lập. Sau khi báo Dân bị cấm xuất bản, tại Huế lại tiếp tục ra đời những tờ báo cách mạng mang tên "dân", đó là Dân Tiến, Dân Muốn...

                                                                              PV

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội