Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu:

Báo điện tử Thanh Hóa: Nỗ lực, đổi mới để bạn đọc “Về với xứ Thanh”

Chủ nhật, 28/06/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) “01h31", ngày 16/4, có tới hơn 6 ngàn bạn đọc thức khuya và truy cập Báo Thanh Hóa điện tử (baothanhhoa.vn) để xem các nội dung chỉ đạo của tỉnh về phòng chống Covid-19. Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh đăng lúc 12h40”.

Đó là dòng Status được Tổng biên tập Báo Thanh Hóa Phạm Văn Báu chia sẻ trên trang cá nhân vào rạng sáng một ngày giữa tháng 4/2020, thời điểm Thanh Hóa đang cùng cả nước gồng mình chống dịch Covid-19.

Hơn 6.000 bạn đọc truy cập một thông tin nóng vào rạng sáng có thể là con số ít đối với những tờ báo điện tử lớn nhưng với Baothanhhoa.vn, đó là một con số ấn tượng.

Chính thức bắt đầu hoạt động báo điện tử từ năm 2017, trên nền tảng trang thông tin điện tử, chủ yếu khai thác thông tin từ báo in, sau hơn 3 năm Báo Thanh Hóa điện tử đã bước đầu tạo dựng được “thương hiệu” thông tin, duy trì được lượng bạn đọc khá ổn định.

Nhà báo Phạm Văn Báu - Tổng biên tập Báo Thanh Hóa.

Nhà báo Phạm Văn Báu - Tổng biên tập Báo Thanh Hóa.

Cần biết rằng, tại Báo Thanh Hóa hiện nay, báo giấy, với số lượng 8 trang nhật báo đã chiếm một khối lượng công việc lớn, đảm bảo nhiệm vụ chính trị của địa phương, thì báo điện tử ra đời sau, hoạt động song song cũng tạo ra áp lực khá lớn đối với đội ngũ những người làm báo ở đây.

Đổi mới hình thức làm báo hiện đại

Theo nhà báo Hoàng Tuấn - Trưởng phòng Báo điện tử, Báo Thanh Hóa, khi bắt tay vào làm báo điện tử, một tờ báo Đảng địa phương luôn phải đối mặt với nhiều thử thách. Trước tiên là thói quen tác nghiệp của phóng viên báo in. Tức là làm theo đề tài đăng ký trước, bám sát các hoạt động chính trị của địa phương nên tư duy tin bài “kiểu mẫu” khó tránh khỏi.

“Bài vở thường viết sau khi tác nghiệp hoặc chờ khi sự kiện kết thúc phóng viên mới viết và chuyển qua các khâu biên tập, duyệt. Thường thì cuối mỗi ngày, lượng tin bài mới được tập hợp đầy đủ để dàn trang, duyệt in. Tuy nhiên, từ khi làm báo điện tử, ngay cả các tin bài “lễ tân”, phóng viên thực hiện nhiệm vụ cho báo in vẫn phải làm cho báo điện tử theo hướng nhanh, nhạy, mổ xẻ các vấn đề theo chiều sâu để kịp thời cung cấp đến bạn đọc”- nhà báo Hoàng Tuấn chia sẻ.

Cũng theo nhà báo Hoàng Tuấn, đó chỉ là việc thay đổi thói quen, còn yếu tố chính, tạo nên sự tin cậy, hấp dẫn độc giả vẫn phải là nội dung. Mặc dù không quy định khu biệt nội dung nhưng tôn chỉ, mục đích chính của Báo Thanh Hóa vẫn là thông tin, tuyên truyền, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh, do đó, lượng tin bài về xứ Thanh vẫn phải chiếm đa số. Làm thế nào để làm mới những thứ đã cũ, làm cho những tư liệu “chết” sống dậy, hấp dẫn bạn đọc luôn là một thách thức.

“Chẳng hạn như chuyện viết về văn hóa truyền thống xứ Thanh. Các loại sách nghiên cứu về vấn đề này khá nhiều. Nhưng khi chuyển tải bằng báo chí, nếu không tìm cách làm mới, nội dung sẽ vẫn như… đọc sách. Những năm gần đây, chúng tôi đã khai thác tối đa các loại hình báo chí đa phương tiện để chuyển tải văn hóa truyền thống xứ Thanh đến với đông đảo bạn đọc. Đặc biệt, việc giới thiệu văn hóa kết hợp với du lịch thông qua các loại hình như Infographic, E-magazine, megastory, Long-form… đã nhận được phản hồi tích cực của bạn đọc qua số lượng view.

Quy trình vận hành Báo điện tử Thanh Hóa (baothanhhoa.vn).

Quy trình vận hành Báo điện tử Thanh Hóa (baothanhhoa.vn).

Thậm chí ngay cả việc truyền thông chính sách, nhất là các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh, chúng tôi cũng khuyến khích phóng viên thực hiện các loại hình báo chí đa phương tiện, thực hiện kỹ xảo, đồ họa. Chẳng hạn như khi thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19, cách làm này rất hiệu quả. Hiện nay, gần như tuần nào chúng tôi cũng có ít nhất 01 bài, tuyến bài được thực hiện thông qua các hình thức làm báo hiện đại này. Nỗ lực của những người làm báo điện tử Thanh Hóa không gì ngoài việc mong muốn mọi người “Về với xứ Thanh” như tên một chuyên mục của báo” – nhà báo Hoàng Tuấn cho biết.

Kho dữ liệu thông tin về xứ Thanh

Muốn xây dựng một tờ báo điện tử trên cơ sở nền tảng của một tờ báo Đảng địa phương có bản sắc, nhà báo Phạm Văn Báu - Tổng Biên tập Báo Thanh Hóa cho rằng, cốt lõi vẫn phải là làm bật dậy những giá trị đặc trưng của vùng đất và con người nơi đây.

Từ chỗ chỉ thu hút từ 3.000 đến 5.000 người truy cập từ những ngày đầu, đến nay (tháng 6/2020), baothanhhoa.vn có lượng người truy cập bình quân 50.000/ngày. Số người truy cập “kỷ lục” trong một ngày là 600.000 người. Mới đây, báo Thanh Hóa đã đưa vào vận hành Studio được trang bị máy quay, thiết bị dựng hình, ghi hình hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của báo điện tử trong xu thế đa phương tiện.

“Mình không thể cạnh tranh thông tin với các báo khác trên bình diện cả nước. Chưa kể tôn chỉ mục đích của báo Đảng địa phương vẫn phải là thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương đó. Tuy nhiên, với lợi thế và đặc trưng của báo điện tử là thông tin được chuyển tải nhanh, hình thức thể hiện phong phú, bạn đọc sử dụng các phương tiện đọc báo thông minh, do đó, nếu mình không khai thác nguồn thông tin phong phú từ đời sống xã hội sẽ bỏ lỡ cơ hội để tờ báo hấp dẫn bạn đọc. Vấn đề là phải xác định được thông tin nào bạn đọc cần, nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh, truyền tải kịp thời các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân… Mong muốn của chúng tôi là tạo ra một kho dữ liệu về Thanh Hóa trên nền tảng Internet. Tất nhiên, với một tờ báo điện tử còn non trẻ như Báo Thanh Hóa, mọi thứ mới chỉ đang bắt đầu” - ông Phạm Văn Báu chia sẻ.

Quang Duy

Tin khác

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo
Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo