Báo Giải Phóng - Những cuộc di dời tòa soạn đặc biệt trong lịch sử

Thứ sáu, 18/12/2020 16:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Địa điểm in ấn và phát hành báo chí trong lịch sử của nhiều tờ báo, nhiều cơ quan báo chí vẫn luôn là dấu hỏi và vấn đề này thường hấp dẫn và gợi trí tò mò đối với không ít độc giả. Đặc biệt là những tờ báo được in ấn và phát hành trong những hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.

Không gian trưng bày về Báo chí căn cứ địa Tây Ninh gồm 3 cơ quan: Báo Giải Phóng, Đài Phát thanh Giải Phóng, Thông tấn xã Giải Phóng

Không gian trưng bày về Báo chí căn cứ địa Tây Ninh gồm 3 cơ quan: Báo Giải Phóng, Đài Phát thanh Giải Phóng, Thông tấn xã Giải Phóng

Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã dành những không gian trang trọng để trưng bày về việc in ấn và phát hành báo chí trong lịch sử khá thú vị như trong tù, tại các chiến khu, trên mặt trận hay tại các căn cứ địa. Đó là những tòa soạn “di động” tùy theo tình hình chiến sự, không cố định ở một địa điểm nào. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến tòa soạn Báo Giải phóng. Báo Giải Phóng được Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam thành lập tháng 7/1964, phát hành số 1 ngày 20/12/1964.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ ngày càng khốc liệt, tòa soạn báo phải chuyển ra bờ sông Vàm Cỏ Đông.

Đầu năm 1967, Mỹ mở cuộc càn Junction City, cơ sở in báo bị đánh phá, máy in bị máy bay địch cẩu đi, báo bị đình bản không in được và chuyển sang làm “báo nói”. Tin bài và các trang mục biên soạn đầy đủ đều được đọc phát trên Đài Phát thanh Giải Phóng.

Đầu năm 1970, giặc đánh phá ác liệt, tòa soạn Báo Giải Phóng phải chuyển sang Campuchia. Nhiều số báo được in ấn tại đất nước bạn và chuyển về phát hành trong nước, trong đó có số báo Xuân Canh Tuất 1970.

Số Xuân Canh Tuất 1970

Số Xuân Canh Tuất 1970

          

 Sau ngày ký Hiệp định Paris 1973, báo chuyển về nước in ấn. Nhiều số báo ra đời trong giai đoạn này phản ánh khá đầy đủ các mặt đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là tình hình chiến sự.

               

Số Xuân Qúy Sửu 1973

Số Xuân Qúy Sửu 1973

Trưa 30/4/1975, các cán bộ, phóng viên Báo Giải Phóng tiếp quản biệt thự 174 - 176 đường Hiền Vương, quận 3 và từ đây báo có nhiệm vụ mới là xuất bản tờ Sài Gòn giải phóng (5/5/1975) - tiếng nói của nhân dân Sài Gòn vừa mới giải phóng. 15 số đầu tiên Báo Sài Gòn giải phóng do những người làm báo thực hiện (từ ngày 5/5 đến 23/5/1975) in ấn tại Sài Gòn, hình thức và bài vở đặc sắc, ấn tượng cho thấy diện mạo những tờ báo in trong điều kiện thuận lợi hơn so với Báo Giải phóng khi in ấn trong rừng. Ông Vũ Tuất Việt, Nguyên Tổng biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng đã xúc động nói: Nửa triệu tờ báo, in đến đâu, phát hành hết đến đó. Nhìn người ta giành nhau nhận báo đi phát hành, bỗng nước mắt trào ra. Về sau Báo có thêm ấn phẩm Sài Gòn Chủ nhật (28/3/1976).

Có thể nói, không nhiều tờ báo có những cuộc di dời tòa soạn đặc biệt như Báo Giải phóng và cũng không phải tờ báo nào cũng thành công “ngoài mong đợi” trong điều kiện chiến tranh ác liệt báo in ra và phát hành đã bán được số lượng lớn. Đây cũng là một trong những điều hấp dẫn của Báo Giải Phóng. Năm 1977, Báo Cứu Quốc hợp nhất với Báo Giải Phóng thành Báo Đại Đoàn Kết, Báo Giải Phóng hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Mỗi chiến thắng từ trong gian khổ, ác liệt, sự ngoan cường, dũng cảm, bất khuất của quân và dân miền Nam đã được Báo Giải Phóng truyền đạt đầy sức sống, thuyết phục vì mục tiêu cao cả giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

                          TS. Nguyễn Thu Hiền - Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội