Bao giờ các hoạt động, bốc xếp chuyển tải trên vịnh Hạ Long mới chấm dứt ?

Thứ sáu, 19/02/2016 00:54 AM - 0 Trả lời

Trong nhiều năm qua, do luồng vào cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân không đáp ứng tàu lớn vào làm hàng, nên phải chuyển tải qua vùng biển thuộc khu vực Cửa Dứa trên vịnh Hạ Long. Nhưng việc các tàu hàng neo đậu, chuyển tải tại khu vực Cửa Dứa đã gây ra nhiều bất cập.

Sự kiện: vịnh hạ long

(CLO) Trong nhiều năm qua, do luồng vào cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân không đáp ứng tàu lớn vào làm hàng, nên phải chuyển tải qua vùng biển thuộc khu vực Cửa Dứa trên vịnh Hạ Long. Nhưng việc các tàu hàng neo đậu, chuyển tải tại khu vực Cửa Dứa đã gây ra nhiều bất cập.

Để đảm bảo phát triển bền vững cho Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long - kỳ quan của nhân loại đã được UNESCO yêu cầu bảo vệ tuyệt đối, ngày 28/8/2007, Bộ GTVT đã ra Quyết định số 44/2007/QĐ-GTVT yêu cầu  trước ngày 31/12/2009 chấm dứt hoàn toàn việc chuyển tải của tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng tại vùng nước Hòn Gai - Quảng Ninh. Theo đó, các tàu xếp dỡ chuyển tải tại các điểm neo HL2, HL3, HL4, HL5, HL11, HL12 và HL15 (khu vực thuộc Cửa Dứa - vịnh Hạ Long) sẽ phải dịch chuyển sang vị trí mới tại khu vực Hòn Nét (Cẩm Phả).

Việc Bộ GTVT chấm dứt nơi chuyển tải hàng hóa nằm trọn vẹn trong vùng bảo vệ tuyệt đối của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là hết sức đúng đắn và hợp lý, nhận được sự đồng thuận lớn của nhân dân cũng như cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc này đã khiến cảng Hải Phòng và khách hàng của cảng Hải Phòng không chưa đồng thuận. Lý do đưa ra là bởi với địa điểm chuyển tải ở Hòn Nét (Cẩm Phả) chi phí chuyển tải, thời gian chuyển tải hàng, cảng phí cho tàu lớn tăng, tốc độ giải phóng tàu giảm… Do đó, cảng Hải Phòng cùng các chủ tàu đã xin gia hạn lùi thời gian chấm dứt chuyển tải vịnh Hạ Long. Theo các đơn vị này đề nghị thì mốc thời gian chấm dứt chuyển tải ở vùng biển Hòn Gai là khi cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) xây dựng xong.

Các tàu lớn chủ yếu vào khu chuyển tải tại vịnh Hạ Long khiến cảng Hải Phòng phải tập trung công nhân làm hàng tại khu vực chuyển tải (chi phí nhân công cao, hiệu quả thấp) để đảm bảo giữ được thị phần hàng hóa.Trong khi đó, ô nhiễm môi trường từ quá trình chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa và sinh hoạt hàng ngày của đội ngũ thuyền viên, công nhân, cảng vụ, hải quan Hải Phòng tại khu vực này không còn là nguy cơ. Bên cạnh đó, điều lo ngại nhất là nguy cơ tàu thuyền và các phương tiện thủy tập trung xếp dỡ hàng hóa va chạm sẽ gây ra việc tràn dầu trên vịnh Hạ Long…

[caption id="attachment_82467" align="aligncenter" width="640"]Tàu hàng neo đậu, chuyển tải trên vùng nước Cửa Dứa - Vịnh Hạ Long Tàu hàng neo đậu, chuyển tải trên vùng nước Cửa Dứa - vịnh Hạ Long[/caption]

Ngay từ đầu, chủ trương hình thành điểm chuyển tải tại khu vực Hạ Long chỉ là tạm thời, nhằm gỡ khó cho cảng Hải Phòng. Sự “tạm thời” ấy cũng đã kéo dài khá nhiều năm, nay đã đến lúc cần phải chấm dứt. Lợi ích kinh tế là quan trọng, song sự bền vững môi trường vịnh Hạ Long cần phải được ưu tiên trên hết. Một điều dễ nhận thấy là nếu không cấm hẳn việc chuyển tải trên vùng Vịnh Hạ Long hoặc di dời điểm chuyển tải tới cảng khác thì với tốc độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa thông qua các cảng ngày càng tăng thì nguy cơ ô nhiễm môi trường cho Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long ngày càng lớn.

Trong khi đó, cảng Cái Lân chỉ cách vùng chuyển tải Cửa Dứa vài hải lý, lại có đủ điều kiện tiếp nhận tàu 4-5 vạn tấn vào trực tiếp làm hàng. Nhất là khi vào năm 2015, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo Bộ Công Thương, đưa mặt hàng than cám vào danh mục khoáng sản cấm xuất khẩu thì lưu lượng tàu vào cảng Cái Lân đã giảm đi nhiều. Có nghĩa cảng Cái Lân có đủ năng lực để tiếp nhận thêm các tàu hàng mà không cần chuyển tải, giảm tải ở khu vực Cửa Dứa.  Điều này cũng đảm bảo chiến lược phát triển cảng biển của Chính phủ khi quyết định đầu tư xây dựng cảng Cái Lân, góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng tàu lớn không vào trực tiếp cảng Hải Phòng mà phải chuyển tải trên vịnh Hạ Long làm phát sinh nhiều chi phí mất thời gian.

[caption id="attachment_82469" align="aligncenter" width="640"]Bụi từ chuyển tải xi măng, một trong những mặt hàng cấm chuyển tải trên Vịnh Hạ Long Bụi từ việc chuyển tải đá vôi, một trong những mặt hàng không được chuyển tải trên Vịnh Hạ Long[/caption]

Để giải quyết vấn đề này, năm 2010, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo, giảm chuyển tải hàng hóa trên vùng biển Hòn Gai, Quảng Ninh. Theo đó, Phó Thủ tướng đã quyết định giao Bộ GTVT tiến hành phân loại hàng hóa để giảm bớt việc chuyển tải hàng hóa tại vùng cảng biển Hòn Gai (Quảng Ninh) của các tàu thuyền vào các cảng thuộc TP Hải Phòng. Dựa trên danh mục hàng có nguy cơ ô nhiễm, Bộ GTVT hướng dẫn các loại tàu chở hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… không chuyển tải ở vùng cảng biển Hòn Gai mà đưa ra chuyển tải tại khu vực Hòn Nét hoặc cảng Cái Lân. Đồng thời, thống nhất về thủ tục, không để chủ tàu tăng chi phí, tránh chồng chéo trong quản lý hàng hải. Đây là hướng xử lý nhằm bảo vệ bền vững môi trường vịnh Hạ Long.

Trước và sau khi có khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới, Quảng Ninh đã quyết liệt chỉ đạo các ngành, địa phương có liên quan của tỉnh thực hiện nhiều giải pháp quản lý, bảo tồn Di sản trên cơ sở tuân thủ nghiêm Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới 1972 và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Tỉnh đã triển khai Đề án di dời làng chài trên vịnh Hạ Long, ban hành Nghị quyết về hạn chế tối đa phát triển quỹ đất đô thị bằng hình thức lấn biển; chấm dứt hoạt động bốc xếp, chuyển tải hàng hóa rời trên vịnh; xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tháng 10/2012, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu chậm nhất trước ngày 31/12/2012 phải chấm dứt các hoạt động bốc xếp, chuyển tải hàng hóa có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long.

[caption id="attachment_82558" align="aligncenter" width="517"]Quyết định 2567 của tỉnh Quảng Ninh về việc chấm dứt chuyển tải các mặt hàng có nguy cơ ô nhiễm trên Vịnh Hạ Long Quyết định 2567 của tỉnh Quảng Ninh về việc chấm dứt chuyển tải các mặt hàng có nguy cơ ô nhiễm trên Vịnh Hạ Long[/caption]

Tới nay, đã 4 năm trôi qua, việc giảm chuyển tải hàng hóa trên vùng biển Cửa Dứa, Hòn Gai vẫn chưa đạt được kết quả và còn nhiều bất cập, làm mất mỹ quan và nguy cơ ô nhiễm môi trường trên vịnh Hạ Long tăng cao. Nhiều tàu hàng vẫn thực hiện neo đậu và chuyển tải tại đây, những lúc cao điểm có tới hơn 30 tàu hàng cỡ lớn neo đậu và chuyển tải hàng hóa. Đi kèm với các tàu hàng là 4 tới 5 xà lan bốc dỡ, vậy  với phép tính đơn giản, trong một vùng nước không rộng có tới 150 phương tiện neo đậu như “ tô điểm “ thêm cho vịnh Hạ Long. Các tàu hàng, xà lan như những Hòn Trống Mái, hòn Yên Ngựa, hòn Thiên Nga…

[caption id="attachment_82468" align="aligncenter" width="640"]Rác thải sinh hoạt trên xà lan được đổ thẳng xuống biển Rác thải sinh hoạt trên xà lan được đổ thẳng xuống biển[/caption]

Anh Vũ Hồng Doãn – lái cano dịch vụ trên vịnh Hạ Long nói: “ Các tàu hàng vào chuyển tải ở đây một phần làm mất mỹ quan trên vịnh, mất an toàn giao thông. Nhất là những xà lan bốc xếp, không có hệ thống xử lý rác, họ xả thẳng xuống biển, bẩn, mất hết vẻ đẹp của vịnh. Người nước ngoài nhìn vào chắc chẳng ai muốn đến nữa…”

Vậy tới bao giờ, vùng nước Cửa Dứa mới không còn tàu hàng neo đậu, chuyển tải, vịnh Hạ Long không bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường và giữ được vẻ đẹp vốn cố của nó.

Congluan.vn  sẽ tiếp tục đi tìm câu trả lời và đưa đến quý bạn đọc trong bài viết sau.

Hà Tuấn - Hoàng Dương

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra