Bảo hiểm tàu cá: Vẫn khó trong triển khai

Thứ bảy, 05/12/2015 07:35 AM - 0 Trả lời

Mong muốn của Chính phủ khi triển khai bảo hiểm tàu cá (BHTC) là nhằm giúp ngư dân an tâm bán biển. Tuy nhiên, ý nghĩa xã hội và giá trị nhân sinh của gói bảo hiểm này vẫn chưa thực sự đạt đến độ giúp người ngư dân một lòng một dạ gắn bó với biển cả mặc dù đã có một "nền tảng" khá vững chắc từ Nghị định 67/2014/NÐ - CP. Cái khó của BHTC được giới chuyên gia nhận định là "lũy kế" của hàng loạt những khúc mắc từ thực tiễn.

(CLO) Mong muốn của Chính phủ khi triển khai bảo hiểm tàu cá (BHTC) là nhằm giúp ngư dân an tâm bán biển. Tuy nhiên, ý nghĩa xã hội và giá trị nhân sinh của gói bảo hiểm này vẫn chưa thực sự đạt đến độ giúp người ngư dân một lòng một dạ gắn bó với biển cả mặc dù đã có một "nền tảng" khá vững chắc từ Nghị định 67/2014/NÐ - CP. Cái khó của BHTC được giới chuyên gia nhận định là "lũy kế" của hàng loạt những khúc mắc từ thực tiễn.

[caption id="attachment_64310" align="aligncenter" width="550"]images1089001_BAOHIEMTAUCA Triển khai gói bảo hiểm tàu cá - cứu cánh của ngư dân vẫn còn nhiều khó khăn - Ảnh minh họa[/caption]

Những vướng mắc chủ quan và khách quan 

[su_column size="1/3"][su_note note_color="#d9ecf4"]

Theo thông kế Tập đoàn Bảo Việt, chi phí bảo hiểm của Tập đoàn đã và đang trong giai đoạn bồi thường chỉ chiếm gần 20% tổng phí bảo hiểm (BH) - một con số khá khiêm tốn. Cụ thể, Tập đoàn đã giải quyết bồi thường được 50 vụ, tổng số tiền đã bồi thường là 4.773 triệu đồng, ước bồi thường 67 vụ với số tiền ước đạt là 6.828 triệu đồng trong tổng số phí BH thân tàu và thuyền viên là 58.368 triệu đồng.

Về phía Công ty Bảo Minh, mới chỉ có 32,69% trong tổng số 28.690 tàu cá (bao gồm các tàu dự kiến đóng mới) và 27.87% trong tổng số 300.000 thuyền viên tham gia bảo hiểm theo chương trình. Về phí bảo hiểm mới chỉ phát sinh trong 10 tháng chiếm 40,56% so với tổng phí bảo hiểm dự kiến được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (khoảng 1.000 tỷ trong 2 năm).[/su_note][/su_column]

Đại diện Tập đoàn Bảo Việt cho biết, việc xác định giá trị tài sản để tham gia bảo hiểm như vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị và ngư lưới cụ là vấn đề rất phức tạp. Một số chủ tàu kê khai giá trị thực tế của tàu quá cao hoặc quá thấp cũng gây nên khó khăn trong quá trình đàm phán giá trị với chủ tàu.

Tại một số địa phương, còn khá nhiều tàu không có năm đóng cụ thể nên còn khó khăn trong việc xác định năm đóng để áp dụng tỷ lệ phí cho phù hợp. Trong hồ sơ bồi thường yêu cầu phải có hóa đơn, chứng từ liên quan nhưng trong thực tế, tại một số địa phương, quy mô của nhiều xưởng sửa chữa còn nhỏ, lẻ nên việc yêu cầu phải có hóa đơn tài chính (hóa đơn đỏ) cũng gây khó khăn cho các chủ tàu.

Đặc biệt, một số chủ tàu đến tham gia, làm thủ tục rất chậm. Bên cạnh đó, một số chủ tàu không thể đóng phần phí không được Nhà nước hỗ trợ (10% hoặc 30%) nên số lượng giấy chứng nhận BH do Bảo Việt cấp vẫn chưa được nhiều tại một số địa phương như Ninh Thuận, Trà Vinh, Nam Định.

Về phía Công ty Bảo Minh, đại diện công ty bảy tỏ khá nhiều khó khăn ở mức "căng thẳng" về vấn đề chính sách còn chưa thông thoáng. Đơn cử, sự chồng chéo khi tồn tại 2 chương trình bảo hiểm theo NĐ 67 và QĐ 48 với chính sách hỗ trợ, điều kiện bảo hiểm, hoa hồng khác nhau… khiến các cơ quan chức năng tại một số địa phương có xu hướng hướng dẫn ngư dân tham gia bảo hiểm theo QĐ 48 để có mức hỗ trợ phí bảo hiểm thấp hơn nhưng hoa hồng cao hơn NĐ 67.

Những bất cập trong quy tắc điều khoản cụ thể về vấn đề định nghĩa trang thiết bị đánh bắt thủy sản, khấu hao tài sản khi bồi thường, chi phí hạn chế tổn thất (chi phí lai dắt), việc đối chiếu, hạch toán số liệu, xuất hóa đơn giữa các DN cũng là các chướng ngại khi triển khai.

Bên cạnh đó, còn vô vàn những khó khăn "vốn đã tồn tại dai dẳng từ lâu" như việc chi trả, giải ngân phần phí BH do Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách ở các địa phương vẫn còn chậm và chưa được tích cực. Trình độ dân trí chưa cao, nhận thức về công tác BH của các chủ tàu vẫn còn hạn chế. Sự phối hợp tuyên truyền giữa các DN và các địa phương chưa thực sự hiệu quả.

"Tổ hợp" khó khăn trên khiến sau gần 2 năm triển khai thực hiện, BHTC vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả đúng như mong đợi. Dẫn chứng tiêu biểu nhất chính là vẫn còn đến 80% phí BH của Bảo Việt vẫn đang trong trạng thái "chờ" vì chưa giải quyết được những vướng mắc liên quan. Điều này đồng nghĩa vẫn còn nhiều trường hợp ngư dân "đã" gặp rủi ro nhưng vẫn "chưa" được bồi thường để vượt qua khó khăn.

Để giải quyết cần "cái kiềng 3 chân"

[su_column size="1/3"][su_note note_color="#d9ecf4"]

Bảo hiểm Bảo Việt, PJICO, Bảo Minh và Bảo hiểm PVI là 4/29 DNBH đáp ứng điều kiện khá ngặt nghèo về khả năng tài chính, chuyên môn nghiệp vụ, mạng lưới phủ khắp 28 tỉnh, thành ven biển. Cụ thể, Bảo Việt được giao đứng đầu hợp đồng bảo hiểm thủy sản (thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ, thuyền viên khai thác hải sản) tại 10 địa phương; Bảo Minh và PJICO triển khai bảo hiểm tại 7 địa phương; PVI triển khai tại 4 địa phương trong 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có đội ngũ tàu thuyền khai thác hải sản.[/su_note][/su_column]

Những nguyên nhân gây nên khó khăn đã được 2 trong số 4 DNBH được Chính phủ chỉ định thực hiện gói BHTC này nêu lên một cách khá rõ ràng, cụ thể. Và mong muốn hiện nay của hầu hết DNBH chính là tìm được hướng giải quyết.

Đại diện 2 DN BH Bảo Việt và BH Bảo Minh đều mong muốn có được một chính sách BHTC thông thoáng và thân thiện hơn: sửa đổi quy tắc, điều khoản BH; đơn giản hóa thủ tục hay giải ngân nhanh chóng phần ngân sách được hỗ trợ khi DNBH đã nộp đầy đủ bộ hồ sơ chi trả theo điều 8 của Thông tư 115; có quy trình xác minh cụ thể để tránh trường hợp DNBH bán BH theo xác nhận của UBND xã nhưng lại không thu được phần phí hỗ trợ trừ NSNN...

Về phía DNBH, theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia, một số chi nhánh của DNBH tại các địa phương vẫn còn quá quan tâm đến "lợi ích" và "áp lực định mức" nên vẫn chưa thực sự mặn mà với BHTC. Chính vì vậy, các tổng công ty BH cần cân nhắc giảm tải áp lực cho các chi nhánh này.

Thực chất, hàng loạt những giải pháp "cơ bản" trên đã được giới chuyên gia đưa ra trước đó nhưng đến giờ BHTC "khó vẫn hoàn khó" bởi chìa khóa thật sự không phải là những biện pháp về cải cách chính sách của Nhà nước hay hoạt động kinh doanh của DNBH mà nằm ở sự phối hợp từ 3 phía: Nhà nước - DNBH - ngư dân. Tuy nhiên, chướng ngại về vấn đề "lợi ích" đang khiến hướng giải quyết những khó khăn này hiện vẫn còn chưa thể ngã ngũ.

Trước nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, thủy - hải sản Việt Nam đang đứng trước một thời cơ phát triển mạnh mẽ tại nhiều thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, NewZealand... BHTC hay BH thủy sản (gói BH đã bị dừng triển khai vì vấn đề rủi ro và trục lợi quá cao sau hơn 1 năm thực hiện.

Câu chuyện làm thế nào để phát triển các gói BH này đang được bàn đến như một vấn đề lớn không chỉ của thị trường BH trong giai đoạn mới mà còn nằm trong mục tiêu của Chính phủ khi giúp ngư dân cùng các hoạt động sản xuất vùng biển và ven biển được phát triển thuận lợi hơn.

Quỳnh Liên

Tin khác

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng

(CLO) Việc gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng sẽ góp phần làm giảm mức độ gia tăng nợ xấu nội bảng của tổ chức tín dụng (TCTD) và tạo điều kiện cho TCTD thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, góp phần hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(CLO) Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới, hiện đại nhất hiện nay. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

(CLO) Techcombank Family là một công cụ hỗ trợ cha mẹ hiện đại dạy con kỹ năng quả lý tài chính cá nhân sớm mà không tạo nên áp lực, sự giám sát hữu hình nào. Đó là tiền đề cho trẻ có quyền chủ động, tự chủ về tiền bạc trong tương lai.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhu cầu tìm mua căn hộ tại thị trường phía Nam tiếp tục tăng mạnh

Nhu cầu tìm mua căn hộ tại thị trường phía Nam tiếp tục tăng mạnh

(CLO) Do đáp ứng nhu cầu ở thực, loại hình căn hộ chung cư vẫn chuộng người mua, đặc biệt là các sản phẩm trong phân khúc vừa túi tiền vẫn luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

Bất động sản