Báo Nhà báo & Công luận đoạt giải C - Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020

Chủ nhật, 24/10/2021 22:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Trong loạt bài này, chúng tôi tìm đến cơ quan quản lý báo chí để cùng thảo luận, cùng đưa ra những kiến giải làm sáng rõ vấn đề, những đề xuất, kiến nghị cũng như giải pháp giúp kinh tế báo chí ổn định, phát triển." Đó là thông điệp nhóm tác giả báo Nhà báo & Công luận chia sẻ.

Loạt bài “Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu” của nhà báo Trần Lan Anh (Khánh An), Nguyễn Thị Vân (Hà Vân) – Báo Nhà báo và Công luận đoạt giải C Giải Báo chí quốc gia lần thứ XV- năm 2020. Điều này thể hiện sự ghi nhận của Hội đồng Chung khảo GBCQG với tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc, tâm huyết, ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội.

Có thể thấy rằng, năm 2020, dấu mốc của 95 năm báo chí cách mạng Việt Nam đã trở thành một năm sóng gió chưa từng thấy của báo chí nước nhà. Đại dịch Covid -19 và lộ trình thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 cùng một lúc tác động khiến các tòa soạn báo tại Việt Nam bộc lộ những vấn đề nội tại không thể không giải quyết. Các cơ quan báo chí ở Việt Nam, dù hiện vẫn đang được xếp vào nhóm đơn vị sự nghiệp, nhưng phần lớn vận hành như một doanh nghiệp, nhiều cơ quan báo chí phải tự chủ hoàn toàn về tài chính, cạnh tranh thông tin và cạnh tranh công chúng mỗi ngày như một yêu cầu tất yếu để tồn tại.

bao nha bao cong luan doat giai c  giai bao chi quoc gia lan thu xv  nam 2020 hinh 1

Nhà báo Hà Vân – Báo Nhà báo và Công luận đại diện nhóm tác giả nhận giải C.

Không phải đến bây giờ câu chuyện “vượt khó” của báo chí mới được bàn tới, nhưng dịch Covid-19 như giọt nước tràn ly, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ từ tư duy, cách ứng xử và vận hành của rất nhiều cơ quan báo chí. Và bởi vậy, chưa bao giờ, việc báo chí cùng lúc phải nỗ lực thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa thực hiện nghĩa vụ như doanh nghiệp vừa bảo đảm sứ mệnh trên mặt trận tuyên truyền, bảo đảm nhiệm vụ chính trị, lại chịu nhiều áp lực như thời điểm vừa qua.

Trong loạt bài nhóm tác giả cũng đánh giá đúng tình hình hoạt động của các loại hình báo chí. Trong đó báo in đã giảm phát hành, báo điện tử mặc dù lượng người đọc tăng nhưng quảng cáo sụt giảm nghiêm trọng, sự thay đổi trong cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng, sự lấn lướt của truyền thông mới...

Dĩ nhiên, cuộc khủng hoảng được ví như sự kiện “Thiên nga đen” mà những vấn đề nảy sinh không thể giải quyết bằng kinh nghiệm này cũng mang đến cho báo chí một cơ hội để nhìn lại, đánh giá toàn bộ hệ thống sau quá trình liên tục phát triển mạnh mẽ. Thậm chí, những người làm báo ít nhiều đều phải rèn bản lĩnh, tìm kiếm những lối đi mới để vượt qua “phép thử của lửa”...

Nhà báo Hà Vân chia sẻ: “Chúng tôi nắm vững các vấn đề thời sự, bắt nhịp thách thức triển khai loạt bài, trong đó đi tìm lời giải cho câu hỏi: “Báo chí sẽ tồn tại bằng cách nào?”, phát triển nguồn thu ra sao để trong vòng xoáy của “cơm, áo, gạo, tiền” nhưng không xa rời tôn chỉ, mục đích và giá trị của nghề báo. Trong loạt bài này, chúng tôi tìm đến cơ quan quản lý báo chí, các thủ lĩnh cơ quan báo chí để cùng thảo luận, cùng đưa ra những kiến giải làm sáng rõ vấn đề, những đề xuất, kiến nghị cũng như giải pháp giúp kinh tế báo chí ổn định và phát triển. Từ đó, nhìn thấy rằng, trên thực tế, nhiều cơ quan báo chí phải “đi hai chân”, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị vừa phải kinh doanh, đầu tư ngoài ngành, hoặc dựa vào nguồn lợi tức từ gửi tiết kiệm trước đó...”.

Loạt bài cũng nêu rõ những thay đổi nhận thức, tìm tòi, học hỏi cách làm mới của người đứng đầu các cơ quan báo chí. Thậm chí, nhiều thủ lĩnh báo chí đã cùng nhận định rằng, việc phụ thuộc vào chỉ một nguồn thu duy nhất là quảng cáo khiến báo chí phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Cho nên, việc đi tìm lời giải cho vấn đề phát triển nguồn thu đã nảy sinh nhiều xu hướng phát triển của từng tòa soạn, tờ báo.

Điều đặc biệt trong loạt bài là các tác giả đã nhìn thấy ở những người làm báo, đó là sự nỗ lực không ngừng, là sự quyết tâm đổi mới, là sự lựa chọn thay đổi tư duy quản trị và tái cấu trúc cho phù hợp với sự chuyển đổi của thời cuộc chứ không đầu hàng, không dừng lại. Đó không chỉ là sự sáng tạo với cách nghĩ, cách làm mới, sự đồng hành hiệu quả với công chúng và đối tác, sự đấu tranh quyết liệt với “nạn xâm phạm bản quyền”, là tinh thần phục vụ hết lòng với độc giả trung thành bằng những sản phẩm báo chí chất lượng, thậm chí ngay cả con đường chông gai -  báo chí thu phí...cũng trở thành một “cửa ngõ” đầy lạc quan đối với những người “thuyền trưởng” bản lĩnh.  

Thông điệp mà loạt tác phẩm gửi gắm, không chỉ nêu lên một thực trạng, một thời điểm khó khăn “chưa từng có” của báo chí Việt Nam, mà  còn qua đó để thấy rằng, trong khó khăn bộn bề âu lo bởi gánh nặng “cơm áo gạo tiền”, bởi những chao đảo chưa từng có của kinh tế báo chí, bởi những hiểm nguy khó lường khi tác nghiệp trong một đại dịch mà lây lan nhanh là đặc tính số 1, các cơ quan báo chí vẫn tiên phong vào cuộc với tâm thế quyết liệt nhất của người “chiến sĩ trên mặt trận tuyên truyền, vẫn không ngừng “đổi mới chính mình” để phát triển vì một nền báo chí đổi mới, sáng tạo, hiện đại và nhân văn.  

Được biết, trước khi đăng tải loạt bài “Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu” trên số báo in đặc biệt thì trước đó, trên báo điện tử, nhóm tác giả cũng đã triển khai vệt chuyên đề: Kinh tế báo chí nhìn từ đại dịch Covid-19 ngay từ những ngày đầu tháng 4/2020 khi mà dịch Covid-19 vừa mới xuất hiện tại Việt Nam làm chao đảo mọi ngành nghề. Loạt bài đã có hiệu ứng, được dư luận quan tâm và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội thời điểm đó.

Có thể nói qua loạt bài, các tác giả đã cho độc giả cái nhìn tổng quan, sinh động, những thông tin vấn đề lớn trong hoạt động báo chí hiện nay. Mỗi bài viết có những cách tiếp cận khai thác khác nhau, nhưng đều chứa đựng thông tin đa chiều, khách quan, gần gũi đến công chúng. Bên cạnh đó, loại bài cũng cho đội ngũ người làm báo cả nước hiểu thêm về những khó khăn có thể gặp phải trước mắt, những thách thức lâu dài, đồng thời định hướng gợi mở những cơ hội mới, giải pháp, lời giải cho bài toán phát triển nguồn thu, tất cả đều đầy đủ, rõ ràng và chân thực nhất.

Bài liên quan

PV

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo