Bảo tồn giá trị văn hóa Cơ Tu

Thứ bảy, 25/11/2017 15:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Xác định tầm quan trọng của di sản văn hóa dân tộc, cũng như giữ gìn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu vùng thấp, năm 2016, UBND H. Hòa Vang (Đà Nẵng) đã tổ chức phục dựng lễ hội “Ăn thề kết nghĩa” và “Mừng lúa mới” cho người Cơ Tu 3 thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc) và Phú Túc (xã Hòa Phú).

Báo Công luận
 Các già làng Cơ Tu H. Hòa Vang khấn vái tại lễ hội “Ăn thề kết nghĩa”.

Đây là những lễ hội truyền thống tiêu biểu trong đời sống tinh thần, biểu hiện sự khát vọng và niềm tin của người Cơ Tu đối với thế giới siêu nhiên. Hơn nữa, văn hóa Cơ Tu truyền thống luôn bám rễ vào núi rừng. Nếu bảo tồn tốt sẽ giảm thiểu phần lớn nạn phá rừng ở thượng nguồn.

Lễ hội “Ăn thề kết nghĩa” hội đủ những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng người Cơ Tu trong việc đùm bọc thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và được người Cơ Tu gìn giữ từ đời nay qua đời khác. Sau khi đến nhà Gươl kiểm tra mâm lễ vật gồm các món ăn truyền thống của người dân bản địa, các già làng mới cùng khấn vái: “Lạy trời cao, lạy đất rộng/ Lạy rừng núi, lạy sông suối/ Lạy hồn người Cơ Tu ở trên cao/ Lạy hồn người Cơ Tu ở dưới đất/ Xin về làng chứng kiến lòng thành của dân bản”. Sau lễ hội đó, hễ làng nào gặp phải khó khăn như: ốm đau, bệnh tật, nhà cháy, thiếu ăn... đều được cộng đồng chia sẻ, giúp đỡ. Đây là một sinh hoạt văn hóa độc đáo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc được cộng đồng người Cơ Tu lưu giữ để phát huy trong cuộc sống mới hôm nay. 

Nếu lễ ăn thề kết nghĩa thường tổ chức trước sự kiện văn hóa, thể thao có sự góp mặt của cộng đồng thì lễ mừng lúa mới được tổ chức thường xuyên hằng năm sau mỗi đợt thu hoạch lúa mỗi làng. Với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã mang đến một mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho năm mới được mạnh khỏe, ấm no, lễ mừng lúa mới là dịp để dân làng tề tựu, cúng tế, cùng chia sẻ niềm vui được mùa... Cũng như ăn thề kết nghĩa, lễ mừng lúa mới được nhân dân dựng cây nêu và tổ chức đâm trâu. Cây nêu là trọng tâm của lễ hội, là cầu nối liên thông giữa thế giới thần linh với dân làng, cũng là nơi để gửi và nhận lễ vật hiến tế...

Già làng Đinh Văn Tú (thôn Phú Túc) cho biết: “Ngày nay, người Cơ Tu vùng thấp không còn nhiều nương rẫy, nên người dân chọn bất kỳ thời điểm nào phù hợp để mừng lúa mới miễn là sau đợt thu hoạch vụ lúa nước trong năm. Bên cạnh đó, tục đâm trâu hiện nay không còn thích hợp với xã hội tân tiến nên người dân cũng dần loại bỏ”... Văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu với những nét đẹp tinh túy, hội tụ nhiều yếu tố độc đáo của đồng bào vùng cao. Vì vậy, việc duy trì và phục dựng lại các lễ hội truyền thống là điều kiện cần, nếu kết hợp cả yếu tố nội sinh trong chính mỗi người dân Cơ Tu thì những giá trị ấy sẽ ngày càng lan tỏa, bén rễ ngay trong đời sống thường ngày.

Theo già làng Bùi Văn Cầm (thôn Giàn Bí), trước đây, nhiều lễ hội truyền thống của một tộc người với bề dày văn hóa đầy đặn trên nhiều phương diện còn được giữ vững, nhưng do tác động nhiều yếu tố khách quan nên một số lễ hội bị mai một dần. Trong lúc, những già làng lớn tuổi cố gắng bảo tồn, thì lớp trẻ lại không chịu kế thừa. Nếu sau này lớp người lớn tuổi khuất núi thì kho tàng văn hóa vốn ít ỏi của đồng bào Cơ Tu nơi đây lại thêm nguy cơ bị thất truyền. “Việc phục dựng lại các lễ hội “Ăn thề kết nghĩa”, “Mừng lúa mới” không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu mà còn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ nơi đây tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm để làm giàu thêm các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Hiện nay, Hòa Vang đang xây dựng Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với bảo tồn văn hóa truyền thống người Cơ Tu” tại xã Hòa Bắc. Vì vậy, huyện sẽ tiếp tục mở rộng giao lưu với cộng đồng người Cơ Tu vùng cao Quảng Nam để làm giàu vốn văn hóa cho người Cơ Tu vùng thấp và thắt chặt mối quan hệ giữa các địa phương; đồng thời, xây dựng kế hoạch lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể như nói lý, hát lý, cồng chiêng, đan lát của dân tộc Cơ Tu. Đây cũng là hoạt động quảng bá vẻ đẹp và sự độc đáo của văn hóa người Cơ Tu hướng đến phát triển du lịch cộng đồng của TP, huyện trong thời gian đến” - Trưởng phòng VH-TT huyện Đỗ Thanh Tân xác nhận.

PV (theo CAĐN)

Tin khác

'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Chiều 3/5, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức Lễ giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

(CLO) Tối 3/5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khai mạc dự án nghệ thuật công cộng trên Cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.

Đời sống văn hóa
Hậu Giang không đồng ý tổ chức thi Hoa hậu Trí thức quốc tế

Hậu Giang không đồng ý tổ chức thi Hoa hậu Trí thức quốc tế

(CLO) Tỉnh Hậu Giang đã từ chối tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Trí thức quốc tế do sự kiện có mục đích và quy mô chưa phù hợp.

Đời sống văn hóa
Công chúng Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh 3D panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Công chúng Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh 3D panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

(CLO) Công nghệ 3D Mapping tái hiện bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, ghi lại chiến công hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của quân và dân ta.

Đời sống văn hóa