Bất chấp dịch Covid-19, dòng vốn đầu tư Nhật Bản vẫn “ùn ùn” đổ vào Việt Nam

Thứ tư, 22/09/2021 17:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ 2 với 4.690 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 62,9 tỷ USD, chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Theo ông Tạ Đức Minh, tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, hiện Nhật Bản là đối tác Thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 40 tỷ USD; trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch XNK của Việt Nam với Nhật Bản đạt 24,5 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2020. 

Về đầu tư, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ 2 với 4.690 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 62,9 tỷ USD, chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 

bat chap dich covid 19 dong von dau tu nhat ban van un un do vao viet nam hinh 1

Nhật Bản rót vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Ảnh minh họa

Trong 8 tháng đầu năm 2021, trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản có vốn đầu tư trên 3,2 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư, tăng 94,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ sau Singapore với tổng vốn đầu tư trên 6,2 tỷ USD.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, thời gian này chỉ có Nhật Bản là tăng vốn đầu tư, còn Singapore và các đối tác lớn khác như Hàn Quốc… đều có có xu hướng giảm vốn đầu tư.

Ông Tạ Đức Minh cho rằng, trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới chứng kiến làn sóng M&A diễn ra mạnh mẽ với quy mô lớn, không còn bó hẹp trong phạm vi các quốc gia có nền kinh tế phát triển mà đã lan toả sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

Thị trường M&A tại Việt Nam cũng diễn ra sôi động với khá nhiều thương vụ lớn, trở thành điểm đến M&A hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. 

Trong xu thế dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc từ giữa năm 2020, nhiều nhà ĐTNN, trong đó có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến chuyển hướng đầu tư kinh doanh.

Các yếu tố giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn gồm: sự ổn định chính trị, kinh tế 2020 đạt mức tăng trưởng dương trong bối cảnh hầu hết các nước tăng trưởng âm khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu. Hơn nữa, với dân số gần 100 triệu dân, cùng với lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam được coi là thị trường tiêu thụ lớn.

Trong làn sóng chuyển hướng này, M&A ngày càng được coi trọng hơn với nguyên nhân chính là do việc xây dựng nhà máy lại từ đầu cũng khiến nhà đầu tư tốn nhiều thời gian, chi phí, vì vậy, việc tận dụng các nhà máy sẵn có của Việt Nam sẽ giúp nhà ĐTNN không bị gián đoạn, nhanh chóng vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với khối ngoại, thị trường M&A tiếp tục được dẫn đầu bởi các nhà đầu tư đến từ 4 quốc gia là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Giai đoạn 2019–2020 ghi nhận nhiều thương vụ M&A của nhà đầu tư Nhật Bản trong các lĩnh vực chính là bất động sản, xây dựng, tài chính - ngân hàng và dược phẩm - y tế.

Một số thương vụ M&A đáng chú ý của các nhà đầu tư Nhật Bản có thể kể đến như Mitsubishi Corporation và Nomura Real Estate mua lại 80% trong giai đoạn II Dự án Grand Park của Vingroup;

Ngân hàng Aozora mua 15% cổ phần của Ngân hàng TMCP Phương Đông; Tập đoàn bất động sản Haseko mua 36% cổ phần của Công ty Xây dựng Ecoba; Công ty Dược phẩm ASKA mua 24,9% cổ phần của Công ty Dược Hà Tây…

Các chuyên gia dự báo quy mô thị trường M&A tại Việt Nam năm 2021 sẽ ở mức 4,5 - 5 tỷ USD, hồi phục trở lại tương đương mức bình quân giai đoạn 2014-2017.

Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản, công nghiệp, nông nghiệp vẫn sẽ là tâm điểm thu hút M&A, trong khi các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục được đánh giá có tiềm năng hứa hẹn trong một vài năm tới.

Về đối tác, các nhà đầu tư từ châu Á, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore được dự đoán sẽ tiếp tục chiếm ưu thế… 

Nhằm thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam duy trì kết nối với doanh nghiệp Nhật Bản trong tình hình dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp, Hội thảo trực tuyến “Kết nối Đầu tư Việt Nam – Nhật Bản” đã diễn ra sáng nay (22/9) tại Hà Nội và Tokyo.

Thủy Tiên

Bình Luận

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp