Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019:

Bật mí kinh nghiệm “săn giải” của một nhà báo trẻ

Chủ nhật, 28/06/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong sự nghiệp của những người làm báo không phải ai cũng có cơ hội được đón nhận niềm tự hào có được tác phẩm giành giải Báo chí Quốc gia. Vì để có tác phẩm chất lượng được giới chuyên môn đánh giá cao thì ngoài năng lực, giỏi nghiệp vụ chuyên môn… còn có cả kinh nghiệm “săn giải”.

Hơn 15 năm “săn giải”

Trong giới báo chí hoạt động tại khu vực miền Trung, nhà báo Doãn Hùng (Báo Công an Đà Nẵng) nổi tiếng là người “có duyên” với nhiều giải thưởng báo chí. Trong hơn 15 năm qua, dường như chưa có năm nào nhà báo Doãn Hùng không có tác phẩm lọt vào vòng chung khảo và đoạt giải cao.

Riêng ở giải thưởng danh giá của giới báo chí - Giải Báo chí Quốc gia, đến thời điểm hiện tại nhà báo Doãn Hùng đã có 1 tác phẩm đạt giải B, 1 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo. Ngoài ra, có 2 tác phẩm đạt giải C giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” do UBTWMTTQ Việt Nam tổ chức.

Đặc biệt, ở các giải báo chí do TP. Đà Nẵng và các cơ quan tổ chức, năm nào nhà báo Doãn Hùng cũng đều có nhiều tác phẩm đạt giải. Đơn cử, trong năm 2019, nhà báo Doãn Hùng có 1 tác phẩm đạt giải B giải báo chí TP. Đà Nẵng, 2 tác phẩm đạt giải báo chí tuyên truyền về TP.Đà Nẵng do Sở TT&TT tổ chức, 2 giải báo chí viết về “Dân vận khéo” do Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng tổ chức, 1 tác phẩm đạt giải Búa Liềm Vàng (cấp thành phố). Và trong năm nay, nhà báo Doãn Hùng cũng đã có 2 tác phẩm tham gia giải báo chí Quốc gia.

Nhà báo Doãn Hùng - Báo Công an Đà Nẵng.

Nhà báo Doãn Hùng - Báo Công an Đà Nẵng.

Đề cập đến 2 “đứa con tinh thần” được lựa chọn tham gia giải báo chí Quốc gia 2020, nhà báo Doãn Hùng kỳ vọng tác phẩm “Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống: Bài học từ Đà Nẵng”! Lý giải cho sự kỳ vọng này, nhà báo Doãn Hùng cho rằng, việc lựa chọn đề tài xuất phát từ thực tiễn sinh động trong quá trình triển khai, thực hiện đưa các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng vào cuộc sống tại TP. Đà Nẵng thời gian qua. Bên cạnh cách làm hay, hiệu quả, thiết thực thì Đà Nẵng vẫn còn đó những hạn chế, thiếu sót, thậm chí sai phạm nghiêm trọng khiến hàng loạt cán bộ cấp cao của thành phố bị xử lý kỷ luật, dính vào vòng lao lý…

Chú trọng “nguyên liệu đầu vào”

Việc xác định chủ đề, đề tài cần thực hiện được xác định là yếu tố quan trọng đầu tiên để cho ra đời một tác phẩm chất lượng để tham dự các giải thưởng. Theo nhà báo Doãn Hùng, việc xác định chủ đề, đề tài chính là nguyên liệu đầu vào của một tác phẩm báo chí. Thế nên, dù có tài ba đến cỡ nào nhưng “nguyên liệu đầu vào” không tốt thì tác phẩm báo chí cũng sẽ chỉ đạt đến độ tương đối chấp nhận được. Và ở mức tương đối thì tất nhiên không thể đủ tranh đua tại các giải báo chí. Vì vậy, có thể nói, việc xác định chủ đề, đề tài cần thực hiện là yếu tố quan trọng đầu tiên để có một tác phẩm chất lượng tham dự giải.

Nhìn từ thực tế các tác phẩm đạt giải cao ở Giải Báo chí Quốc gia thường bám được “mạch nguồn” chủ đạo của đời sống chính trị, xã hội trong năm. Nhà báo Doãn Hùng lấy ví dụ về tác phẩm “Viết tiếp câu chuyện hậu thủy điện” đạt giải B giải Báo chí Quốc gia năm 2015. Ở tác phẩm này, đi sâu đề cập đến việc phát triển “nóng” của các nhà máy thủy điện tại tỉnh Quảng Nam và việc phát triển này đã gây ra nhiều hệ lụy cho người dân địa phương. Nổi lên là tình trạng mùa khô thì thiếu nước trầm trọng, còn mùa mưa thì lũ lụt hoành hành, thậm chí xảy ra động đất, ảnh hưởng cuộc sống của hàng ngàn hộ dân ở khu vực hạ lưu…

Để triển khai tác phẩm, nhà báo Doãn Hùng đã phải lăn lộn thực tế nhiều ngày liền tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam – nơi có các nhà máy thủy điện được xây dựng. Một mặt tìm hiểu cuộc sống của người dân trước và sau khi có thủy điện, công tác tái định cư, ổn định cuộc sống của người bản địa - đa số là dân tộc thiểu số… Mặt khác, tìm đến các vùng trọng điểm bị thiệt hại ở khu vực hạ du do thủy điện gây ra, qua đó phân tích, đánh giá và lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học về những hiệu quả và tác hại mà thủy điện mang lại. Cuối cùng là tìm đến chính quyền địa phương, các ngành chức năng có liên quan và các chủ đầu tư công trình thuỷ điện để tham vấn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của người dân…

Nhà báo Doãn Hùng cho rằng: “Việc thu thập đầy đủ thông tin, chuyển tải thông tin một cách đa chiều sẽ là mấu chốt quan trọng nhất để bài viết có sức ảnh hưởng, tác động đến dư luận xã hội và có chất lượng cao”.

Nhiều chất liệu từ cuộc sống

Đề cập đến yếu tố “xung trận” của tác giả để làm nên tác phẩm chất lượng cao, có thể tham gia “săn giải”, nhà báo Doãn Hùng cho rằng: “Không thể có tác phẩm báo chí hay, thu hút bạn đọc, có nhiều chất liệu từ cuộc sống nếu tác giả bài viết chỉ… ngồi một chỗ. Xung trận ở đây theo tôi hiểu có 2 yếu tố. Thứ nhất là tác giả phải có thực tế, phải tìm gặp nhân vật, chứng kiến sự kiện rõ ràng. Thứ hai là phải chấp nhận “đánh đổi”, quyết tâm theo đuổi đề tài đến cùng, nhất là với các thể loại phóng sự, phóng sự điều tra liên quan đến các vấn đề nóng bỏng, bức xúc trong xã hội. Nếu hội tụ được cả 2 yếu tố này, cùng với cách chuyển tải thu hút, lôi cuốn của tác giả, tôi nghĩ sẽ là một tác phẩm chất lượng cao”. 

Và cũng từ kinh nghiệm của mình, nhà báo Doãn Hùng cho rằng, đề cương càng chi tiết, càng sâu sát thì việc thực hiện càng bài bản, khoa học, chất lượng tác phẩm sẽ được nâng cao hơn việc viết tùy hứng, dễ tản mạn và trùng lắp.

Chia sẻ với những đồng nghiệp đang nung nấu ước mơ “săn giải” Báo chí Quốc gia, nhà báo Doãn Hùng khuyên: “Với tôi thì không có lời khuyên nào là đúng nhất đối với vấn đề này. Tuy nhiên, các đồng nghiệp trẻ khi chấp nhận theo đuổi làm nghề thì phải dấn thân, thậm chí chấp nhận đánh đổi một vài thiệt thòi, khó khăn so với các nghề khác. Riêng với việc hiện thực hóa “ước mơ săn giải”, các bạn cần phải trang bị cho mình thật nhiều trải nghiệm thực tế, nhạy bén trong việc nhận diện đề tài, thu thập thông tin và uyển chuyển trong cách thể hiện. Ngoài ra, theo tôi thì việc “săn giải” không quan trọng bằng việc mình được thoả mãn đam mê, theo đuổi nghề nghiệp đến cùng…”

Thanh Hải

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo