Bất ngờ ba “ông lớn” của Moderna lọt “top 400 người giàu nhất” nhờ vaccine Covid-19

Thứ sáu, 08/10/2021 13:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ba “ông lớn” của hãng dược phẩm nổi tiếng Moderna mới đây đã lọt vào top 400 người giàu nhất thế giới của Tạp chí Forbes, sau khi công ty này thu về hàng tỷ USD từ việc bán vaccine chống Covid-19 cho chính phủ các quốc gia trong bối cảnh đại dịch toàn cầu.

Mới đây, hai thành viên sáng lập và một nhà đầu tư hàng đầu của hãng dược phẩm Mỹ Moderna đã lọt vào danh sách 400 người giàu nhất hành tinh của tạp chí Forbes.

bat ngo ba ong lon cua moderna lot top 400 nguoi giau nhat nho vaccine covid 19 hinh 1

Chủ tịch kiêm nhà đồng sáng lập của Moderna – ông Noubar Afeyan, cùng đồng nghiệp Robert Langer và nhà đầu tư nổi danh Timothu Springer đã góp mặt trong bảng xếp hạng top 400 người giàu nhất hành tinh của Forbes. Ảnh: Getty Images.

Cụ thể, trong danh sách xếp hạng 400 người giàu nhất thế giới tính theo giá trị tài sản ròng năm nay đã có sự góp mặt của Chủ tịch kiêm nhà đồng sáng lập của Moderna – Noubar Afeyan, cùng đồng nghiệp Robert Langer và Timothu Springer – một trong số những nhà đầu tư sớm nhất của công ty. Cả ba người này đều sở hữu khối tài sản ròng từ 4,9 tỷ USD trở lên mỗi người.

Nhìn chung, khối tài sản của cả ba vẫn còn kém rất nhiều so với những người đứng đầu bảng xếp hạng 400 của tạp chí Forbes như tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg hay CEO của hãng xe điện Tesla Elon Musk. Song, ba nhân vật đình đám của hãng dược phẩm Mỹ Moderna đã thu hút sự quan tâm nhất định khi xuất hiện trong top 400, nhờ sự phát triển vượt bậc vaccine Covid-19 của hãng Moderna.

Tính từ khi đại dịch bùng phát, Moderna đã cung cấp vaccine cho hàng trăm quốc gia trên khắp thế giới và thu về hàng tỷ USD. Cổ phiếu của hãng cũng tăng vọt nhờ sự thành công của vaccine Covid-19.

Nhà đầu tư nổi danh Springer là người có xếp hạng cao nhất trong số 3 người, khi đứng vị trí thứ 176 với giá trị tài sản ròng lên tới 5,9 tỷ USD. Tiếp đến là nhà sáng lập Noubar Afeyan với 5 tỷ USD, xếp ở vị trí thứ 212. Đứng sau 10 bậc so với Afeyan là nhà đồng sáng lập Langer với khối tài sản trị giá 4,9 tỷ USD, xếp vị trí thứ 222.

Phản ứng dư luận

Dù vậy, sự giàu có mới nổi của các nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Moderna không nhận được nhiều sự hoan nghênh từ giới chuyên gia, theo RT. Một số nhà quan sát cho rằng, một hãng dược phẩm lớn như Moderna đang “lợi dụng” cuộc khủng hoảng sức khỏe để tích lũy tài sản và sử dụng dân số thế giới như một thị trường để thu lợi hàng tỷ USD.

bat ngo ba ong lon cua moderna lot top 400 nguoi giau nhat nho vaccine covid 19 hinh 2

Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, hãng dược phẩm Mỹ Moderna báo cáo doanh thu từ việc bán vaccine Covid-19 khoảng 5,9 tỷ USD. Ảnh: Reuters.

Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng sự thành công của Moderna cũng là nhờ một lượng lớn tiền thuế chính phủ Mỹ đã chi cho việc phát triển vaccine chống Covid-19.

“Chính phủ Mỹ đã chi 1,4 tỷ USD cho việc phát triển vaccine chống Covid-19 của Moderna. Nhưng sau đó, chính phủ Mỹ đã không mua vaccine Moderna để cung cấp cho người dân”, phóng viên Amy Maxmen của tờ Nature đăng tải bình luận trên mạng xã hội Twitter kèm dòng chúc mừng đầy mỉa mai: “Xin chúc mừng những nhà sáng lập Moderna đã lọt vào danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes!”.

Một số người cũng tỏ ra đồng tình với quan điểm trên của phóng viên tờ Nature và nhấn mạnh rằng việc hãng Moderna miễn cưỡng từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19 là một động thái được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhiều lần kêu gọi để giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất vaccine hàng loạt trên toàn thế giới.

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Moderna chưa có bất kỳ sản phẩm thương mại hóa nào. Nửa đầu năm nay, hãng báo cáo doanh thu vaccine Covid-19 khoảng 5,9 tỷ USD. Công ty này cũng có thêm các thỏa thuận nâng cao với mức doanh thu tối thiểu 12 tỷ USD trong năm tới.

Giá cổ phiếu của Moderna lập kỷ lục hơn 497 USD trong tháng 8, trước khi giảm về mức 383 USD chốt phiên ngày 20/8. Vốn hóa của công ty có lúc đạt đỉnh 200 tỷ USD, xếp trên các tập đoàn dược phẩm có tiếng khác như Bristol-Myers Squibb, GlaxoSmithKline, cũng như chuỗi nhà thuốc bán lẻ CVS Health.

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ít ai dự đoán được hãng dược phẩm 10 năm tuổi đạt mức vốn hóa trăm tỷ USD một cách nhanh chóng như vậy. Ngay cả vào cuối năm ngoái, khi Moderna được cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ, nhiều người cũng tỏ ra khó tin rằng cổ phiếu của hãng sẽ tiếp tục tăng khi đã tăng 434% vào năm 2020.

Hương Vũ (Theo Forbes)

Bình Luận

Tin khác

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp