Bầu cử Malaysia: Khó thành lập chính phủ do không liên minh nào chiếm đa số

Chủ nhật, 20/11/2022 07:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lần đầu tiên trong lịch sử, Malaysia đối mặt với tình trạng quốc hội treo do sự ủng hộ dành cho liên minh Hồi giáo bảo thủ đã phá vỡ "hệ thống hai đảng", qua đó khiến không có liên minh lớn nào giành được đa số trong cuộc tổng tuyển cử hôm thứ Bảy (19/11).

Nếu không có người chiến thắng rõ ràng, sự bất ổn chính trị có thể kéo dài khi Malaysia phải đối mặt với tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát gia tăng. Nước này vốn đã có 3 thủ tướng chỉ trong vài năm gần đây.

bau cu malaysia kho thanh lap chinh phu do khong lien minh nao chiem da so hinh 1

Những người ủng hộ liên minh Perikatan Nasional xem video phát trực tiếp kết quả cuộc tổng tuyển cử lần thứ 15 của Malaysia vào ngày 19 tháng 11 năm 2022. Ảnh: Reuters

Việc các đảng chính không giành được đa số có nghĩa là họ sẽ phải xây dựng một liên minh mới để thành lập chính phủ. Theo kết quả từ Ủy ban Bầu cử, liên minh Pakatan Harapan của nhà lãnh đạo đối lập lâu năm Anwar Ibrahim giành được nhiều ghế nhất, song không đủ đa số trong quốc hội 222 ghế để thành lập chính phủ.

Cụ thể, Ủy ban Bầu cử cho biết liên minh đa sắc tộc Pakatan Harapan đã giành được tổng cộng 82 ghế, trong khi liên minh Hồi giáo bảo thủ Perikatan Nasional bất ngờ giành được 73 ghế. Liên minh Barisan của đương kim Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob chỉ có 30 ghế.

Adib Zalkapli, giám đốc của công ty tư vấn chính trị Bower Group Asia, cho biết: “Điểm mấu chốt rút ra từ cuộc bầu cử này là Perikatan đã phá vỡ thành công hệ thống hai đảng”. Trong nhiều thập kỷ qua, Barisan và Pakatan luôn là 2 khối chính của Malaysia.

Liên minh Perikatan bao gồm một đảng bảo thủ lấy người Mã Lai làm trung tâm và một đảng Hồi giáo đang theo đuổi luật Shariah hà khắc. Chủng tộc và tôn giáo là những vấn đề gây chia rẽ ở Malaysia, nơi người Mã Lai theo đạo Hồi chiếm đa số và người gốc Hoa và Ấn Độ chiếm thiểu số.

Một số lượng kỷ lục người Malaysia đã bỏ phiếu vào thứ Bảy, với hy vọng chấm dứt một loạt bất ổn chính trị dẫn đến việc phải có 3 thủ tướng trong thời kỳ kinh tế bất ổn và đại dịch COVID-19.

Hoàng Anh (theo Reuters, CNA)

Bình Luận

Tin khác

Tổng thống Nga Vladimir Putin kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, nhấn mạnh tăng cường mối quan hệ toàn diện giữa hai nước

Tổng thống Nga Vladimir Putin kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, nhấn mạnh tăng cường mối quan hệ toàn diện giữa hai nước

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kết thúc chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc vào thứ Sáu (17/5), nhấn mạnh mối quan hệ chiến lược toàn diện đang phát triển giữa hai nước.

Thế giới 24h
Hình ảnh ông Kim Jong Un đi thị sát cơ sở vũ khí khổng lồ của Triều Tiên

Hình ảnh ông Kim Jong Un đi thị sát cơ sở vũ khí khổng lồ của Triều Tiên

(CLO) Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đi thị sát một cơ sở công nghiệp quốc phòng lớn của Triều Tiên và yêu cầu tăng tốc sản xuất để tăng cường lực lượng hạt nhân của nước này, theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết vào thứ Bảy (18/5).

Thế giới 24h
Israel tìm thấy 3 thi thể con tin, giao tranh ác liệt trở lại ở phía bắc Gaza

Israel tìm thấy 3 thi thể con tin, giao tranh ác liệt trở lại ở phía bắc Gaza

(CLO) Lực lượng Israel vào tối thứ Năm đã tìm thấy thi thể của ba con tin ở Dải Gaza. Trong khi đó, các chiến binh Hamas đã tập hợp lại lực lượng ở phía bắc Gaza và đang chiến đấu dữ dội với quân đội Israel.

Thế giới 24h
Thế hệ trẻ thúc đẩy doanh nghiệp hành động vì môi trường

Thế hệ trẻ thúc đẩy doanh nghiệp hành động vì môi trường

(CLO) Bên cạnh những lo ngại về kinh tế, sức khỏe, bền vững môi trường đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của Gen Z và Millennials. Họ không chỉ lo lắng về biến đổi khí hậu mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp và chính phủ hành động để bảo vệ môi trường.

Thế giới 24h
Số lần máy bay NATO xuất kích chặn máy bay Nga tăng hơn 20%

Số lần máy bay NATO xuất kích chặn máy bay Nga tăng hơn 20%

(CLO) Theo nguồn tin của NATO vào ngày 15/5, trong quý 1 năm 2024, số lần máy bay chiến đấu NATO được điều động để chặn máy bay quân sự Nga gần không phận các nước đồng minh trên Biển Baltic đã tăng từ 20% đến 25%.

Thế giới 24h