Bệnh bạch hầu bùng phát ở Tây Nguyên vì đâu?

Thứ ba, 07/07/2020 13:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 6/7, ngành y tế các tỉnh Tây Nguyên cho biết đã có 58 ca nhiễm bạch hầu. Trong đó, tỉnh Kon Tum có 23 ca, Gia Lai 10 ca và Đắk Nông 25 ca. Hiện các địa phương trên đã cách ly hàng nghìn người để theo dõi, phòng bệnh.

Theo lãnh đạo ngành y tế các tỉnh Tây Nguyên, bệnh bạch hầu xuất hiện ở những khu vực người dân, trẻ em không được tiêm vaccine phòng bệnh.

Đắk Nông có 25 ca nhiễm bệnh bạch hầu, trong đó 2 trường hợp tử vong. Địa phương này đã cách ly hơn 1.000 người

Bác sĩ Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết toàn tỉnh có 32 ca được cách ly phòng dịch đối với bệnh dịch bạch hầu. Trong đó, 10 ca dương tính với bệnh này (1 trường hợp đã tử vong).

Còn ông Hà Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Y tế Đắk Nông cho biết địa phương vừa phát hiện thêm 8 ca dương tính với bệnh bạch hầu tại xã Đắk Wer (Đắk R’lấp), huyện Krông Nô và Đắk G’long.

Các bệnh nhân được chia làm 3 nơi theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai và Trung tâm Y tế huyện Đắk Đoa.

Nguyên nhân bùng phát dịch bệnh

Bộ Y tế lý giải nguyên nhân bệnh bạch hầu bùng phát là do khu vực này có tỉ lệ tiêm chủng thấp, trung bình chỉ đạt 48-52%, trong khi có xã vùng sâu vùng xa đạt dưới 10%, các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc-xin phòng bệnh bạch hầu. Đây cũng được gọi là vùng dịch tễ miễn dịch cộng đồng thấp, do vậy ngay cả người đã được tiêm đầy đủ rồi vẫn có khả năng nhiễm bệnh. Với những khu vực miễn dịch cộng đồng thấp các gia đình cần tiêm bổ sung nhắc lại mũi bạch hầu vì thông thường khi trẻ 4, 5 tuổi thì kháng thể bạch hầu cũng giảm đi nhiều.

đắc nông

Nguyễn Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Y tế Đắk Nông cho biết: “Những khu vực xuất hiện bệnh đa số là người đồng bào, không được tiêm vaccine. Có những trường hợp chúng tôi mang vaccine đến nơi, người dân không đưa con đến tiêm”.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai Mai Xuân Hải cho biết thêm bệnh bạch hầu xuất hiện ở vùng sâu vùng xa, nơi không tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em. Đây là khu vực có hệ miễn dịch thấp.

“Người dân thiếu hiểu biết, ít quan tâm và ít có điều kiện tham gia chương trình tiêm phòng toàn dân. Trước việc dịch bệnh bùng phát, sở cũng đang tiến hành rà soát những trường hợp tiêm phòng chưa đủ liều”, ông Hải cho hay.

Phân tích yếu tố dịch tễ, Viện trưởng Viện vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên Viên Minh Chiến cho biết 92% những người bị bạch hầu đều là người dân thiểu số và không được tiêm chủng phòng bệnh. Đây sẽ là khu vực xuất hiện bạch hầu trước tiên.

“Thông thường vẫn sẽ có tỷ lệ nhất định không tiêm. Ngoài ra bản thân người tiêm không đáp ứng miễn dịch cùng với thời gian khi gặp được nguồn bệnh với một mức độ phù hợp sẽ xuất hiện ca bệnh”, ông Chiến giải thích.

Vị viện trưởng cho biết thêm để bệnh được phát hiện, chữa trị sớm thì cán bộ y tế cơ sở phải được tập huấn được nâng cao nhận thức đầy đủ về bệnh.

Cách phòng tránh

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu:

1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), đầy đủ, đúng lịch.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Tin khác

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe
Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe