Bệnh tay chân miệng tăng đột biến ở TP.HCM

Thứ năm, 27/09/2018 14:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay, tình hình bệnh tay chân miệng tại TP. HCM rất đáng lo ngại. Mỗi ngày, Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) tiếp nhận gần 200 bệnh nhi đến khám và điều trị, trong đó số ca mắc tay chân miệng trong vòng 3 tuần trở lại đây đã tăng gấp 5 lần ngày thường.

Báo Công luận
Hiện nay tại TP.HCM, tình hình bệnh tay chân miệng lại đáng ngại hơn với sự gia tăng đột biến. Ảnh: TL 

Ghi nhận tại Khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, sáng 26/9, có 179 ca đang điều trị bệnh tay chân miệng, trong đó có gần 30 ca nặng phải nằm phòng cấp cứu. 

Từ đầu tuần đến nay, có 10 trẻ phải thở máy và 5 trẻ phải lọc máu; đã có 1 trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng. Do số lượng trẻ mắc bệnh gia tăng đột biến nên việc trẻ phải nằm ghép, nằm chung giường đã xảy ra trong những ngày qua. 

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng, đặc biệt gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng. 

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 2, từ đầu tháng 9 đến nay, bệnh viện cũng tiếp nhận gần 7.000 lượt bệnh nhi khám bệnh tay chân miệng và 664 lượt bệnh nhi phải nhập viện. 

Hiện các trường hợp mắc tay chân miệng đã được ghi nhận ở nhiều địa phương như: TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bến Tre, Đồng Tháp, nhiều nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Dịch bệnh tay chân miệng sẽ có nguy cơ bùng phát nếu các địa phương không kịp thời ngăn ngừa.

Qua điều tra dịch tễ, bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, hơn 50% số ca nhập viện vì tay chân miệng năm nay là do nhiễm chủng virus EV 71 nguy hiểm. Đây là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao và gây nhiều biến chứng nặng như phù phổi, viêm phổi, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong. 

Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo, các phụ huynh phải đặc biệt lưu ý căn bệnh này bởi đang ở trong mùa dịch. Đỉnh dịch có thể kéo dài tới tháng 11, tháng 12. Do đó, nếu trẻ có các triệu chứng như sốt cao khó hạ kéo dài hơn 2 ngày, nôn ói nhiều thì phải đưa trẻ đi khám. 

Một dấu hiệu khác của bệnh tay chân miệng mà các bậc cha mẹ ít để ý là trẻ giật mình trong lúc thiu thiu ngủ. Nếu thấy trẻ giật mình trên 2 lần trong 30 phút kèm sốt cao trên 2 ngày thì người nhà phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Thông tin từ các bác sỹ, virus gây bệnh tay chân miệng tương đối bền, có thể sống ở tay nắm cửa, lưu giữ trên đồ chơi, bàn học rất lâu. Tại trường học, nếu xảy ra các ca nhiễm tay chân miệng, giáo viên phải cho trẻ nghỉ học, cách ly đến trường tối thiểu 10 ngày, trong trường phải phòng ngừa ngay bằng cách vệ sinh khử khuẩn bằng Cloramin B và phải làm thường xuyên. 

Điều tra dịch tễ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy, hơn một nửa số ca nhập viện vì tay chân miệng năm nay là do nhiễm chủng virus EV 71 nguy hiểm. Đây là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao và gây nhiều biến chứng nặng như: phù phổi, viêm phổi, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là rửa tay thường xuyên cho trẻ trước và sau khi đến trường, người lớn cũng cần rửa tay thường xuyên trước khi bước vào nhà hoặc trước khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ. 

Làm cách nào để tránh lây bệnh tay chân miệng? 

Trẻ bị bệnh tay chân miệng phần lớn là do lây lan. Do đó, các phụ huynh cần đặc biệt chú ý các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh tay chân miệng, không chỉ cho bản thân mà cho cả cộng đồng. 

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

 


Minh Châu

Tin khác

TP HCM: Xử phạt và đình chỉ hoạt động nhiều cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép

TP HCM: Xử phạt và đình chỉ hoạt động nhiều cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép

(CLO) Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã xử phạt và đình chỉ hoạt động hàng loạt cơ sở thẩm mỹ có hành vi vi phạm liên quan đến chứng chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh trái phép, quảng cáo không đúng quy định...

Sức khỏe
TP HCM: Xử phạt và đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh của UCI international Việt Nam

TP HCM: Xử phạt và đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh của UCI international Việt Nam

(CLO) Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có liên quan đến UCI international Việt Nam (34 Nguyễn Văn Cừ, Phường Cầu Kho, Quận 1).

Sức khỏe
Cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược để phục vụ đấu thầu

Cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược để phục vụ đấu thầu

(CLO) Tiến sĩ  Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, trong số hơn 500 thuốc, biệt dược gốc cấp mới, gia hạn số đăng ký lưu hành lần này gồm 414 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm (409 thuốc) và 3 năm (5 loại thuốc).

Sức khỏe
Hành trình khám sàng lọc Trái tim cho em 2024: 'Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau'

Hành trình khám sàng lọc Trái tim cho em 2024: 'Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau'

(CLO) Chương trình khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em dưới 18 tuổi “Trái tim cho em” đã chính thức khởi động hành trình năm 2024 với dự kiến 12 tỉnh/thành trên cả nước được tổ chức hoạt động, trong đó Thái Bình và Bình Phước sẽ là điểm dừng chân đầu tiên trong tháng 5 này.

Sức khỏe
Vụ loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai: Sở Y tế TP HCM rà soát lịch sử khám chữa bệnh của 3 người

Vụ loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai: Sở Y tế TP HCM rà soát lịch sử khám chữa bệnh của 3 người

(CLO) Sở Y tế TP HCM rà soát về việc 3 đương sự liên quan vụ loạn luân tại Tịnh thất Bồng Lai có khám, chữa bệnh hoặc có khám thai, sinh con tại các bệnh viện, phòng khám trên địa bàn TP HCM từ năm 2006 đến nay hay không.

Sức khỏe