Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam:

BHYT giúp quản lý rủi ro, giúp cho người dân tránh bẫy nghèo y tế

Thứ tư, 26/06/2019 17:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hướng tới kỷ niệm Ngày BHYT Việt Nam 01/7, chiều 25/6, Cồng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến “Phát triển bền vững đối tượng tham gia BHYT”. Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã có nhiều chia sẻ xung quanh vấn đề này.

Ông có thể khái quát lại một lần nữa vai trò, tầm quan trọng của BHYT đối với người dân Việt Nam để khán giả có cái nhìn tổng quan hơn được không?

Ông Phạm Lương Sơn: Với tư cách là cơ quan được Chính phủ giao tổ chức thực hiện chính sách BHYT, tôi xin bổ sung một khía cạnh thôi. BHYT cũng như là các loại hình bảo hiểm khác tuân theo nguyên lý quản lý và chia sẻ rủi ro. Vấn đề ở đây là cái quản lý rủi ro trong lĩnh vực y tế nó mang một ý nghĩa nhân văn một cái tầm quan trọng hết sức lớn, bởi vì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân và cho chính bản thân mình là rất chính đáng.

Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (bên trái) tại tọa đàm

Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (bên trái) tại tọa đàm

Sau 27 năm tham gia BHYT, nhiều người đánh giá BHYT như phao cứu sinh để giúp người dân thoát khỏi bẫy nghèo y tế. Chúng ta hình dung, nhu cầu khám chữa bệnh càng tăng, chi phí ngày càng lớn, công nghệ ngày càng cao thì đòi hỏi phải có sự chung tay của cả cộng đồng, mà BHYT chính là sự chung tay đóng góp của cả cộng đồng chung tay với Đảng, nhà nước để chăm lo cho sức khỏe nhân dân cũng như sức khỏe của chính bản thân mình. Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng BHYT giúp quản lý rủi ro, giúp cho người dân tránh bẫy nghèo y tế, nên rất rất nên tham gia và cần tích cực tham gia vì cộng đồng và vì chính mình.

Thưa ông, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 90% dân số. Vậy tính đến thời điểm hiện nay, số lượng người tham gia BHYT đạt bao nhiêu % thưa ông? Số người tham gia tập trung chủ yếu ở nhóm đối tượng nào?

Ông Phạm Lương Sơn: Theo số liệu thống kê đến 5/2009 cả nước chúng ta đã có 84,5 triệu người dân có thẻ BHYT và đã đạt được tỉ lệ bao phủ là 89%. Có thể nói rằng hiện nay các nhóm đối tượng là người lao động đã tham gia BHYT trên 90% một con số rất đáng khích lệ. Nhóm người hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội thì 100% đã tham BHYT với khoảng 3,1 triệu người có thẻ BHYT. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ bao gồm có hộ cận nghèo, HSSV cũng đã có cái tỷ lệ tham gia xấp xỉ 100%. 

Một điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là nhóm thứ 5, là nhóm hộ gia đình mà trước đây được tham gia BHYT dưới hình thức tự nguyện, từ ngày Luật BHYT sửa đổi năm 2014 thì chuyển thành đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nhưng theo hình thức là hộ gia đình, thì đến tháng 5/2019 đã có trên 17 triệu người tham gia. Đây là con số mà chúng tôi nghĩ rằng nó thể hiện sự quyết tâm cao độ của cả hện thống chính trị cũng như là sự quan tâm người dân trong quá trình tham gia BHYT.

Thưa ông, BHYT học sinh, sinh viên là BHYT bắt buộc. Vậy tại sao tính đến thời điểm hiện nay vẫn còn khoảng 1,3 triệu học sinh, sinh viên chưa tham gia BHYT?

Ông Phạm Lương Sơn: Theo thống kê từng tháng thì con số là 1,3 triệu học sinh chưa tham gia BHYT, đến hiện nay đã giảm đáng kể. Tôi muốn nhắc lại một chút là quá trình tham gia BHYT của HSSV cũng giống như hộ gia đình, nó chuyển đổi từ BHYT tự nguyện sang BHYT bắt buộc và HSSV có đặc thù là các em có thể tham gia tại nhà trường hoặc có thể tham gia theo hộ gia đình, có thể là học sinh do cha mẹ đóng nhưng cũng có thể là nhóm đối tượng là người hộ gia đình cận nghèo, là người nghèo.

Năm 2016 thì có khoảng 15,9 triệu học sinh tham gia BHYT, tỷ lệ này là hơn 92,5% đến năm 2017 chúng ta đã có trên 16 triệu chiếm trên 93% và thống kê của chúng tôi đến năm 2018 và đặc biệt đến tháng 4/2019 thì là đã có trên 17 triệu học sinh tham gia BHYT chiếm hơn 94%. Và như vậy là còn khoảng 6% nhóm đối tượng HSSV chưa tham gia BHYT, chiếm gần một triệu HSSV. Đây cũng là điều mà chúng tôi cũng đang suy nghĩ và trăn trở để tìm giải pháp, bởi HSSV là một trong các nhóm đối tượng mà mục tiêu phấn đấu là phải đạt nhanh, đẩy nhanh tỷ lệ bao phủ đến 100% theo chỉ đạo Chính phủ cũng như theo mong muốn, những quyết tâm chính trị của cả hệ thống.

Trong thời gian tới đây, BHXH Việt Nam dự định sẽ triển khai các biện pháp gì để khắc phục tình trạng trên?

Ông Phạm Lương Sơn: Ngoài vấn đề nhận thức về mặt tuyên truyền, chúng ta còn hai cái yếu tố nữa mà chúng ta cần quan tâm là làm sao để nâng cao nhận thức của HSSV lên trong việc tham gia vào BHYT trong xã hội hiện nay. Trước hết là tâm lý là cậy sức khỏe với tuổi trẻ cho nên là chưa nhận thức được việc tham gia BHYT là rất cần thiết cho chính mình và cộng đồng những người xung quanh mình. Không thực hiện các nguyên tắc của nguyên lý là bảo hiểm khi khỏe bảo hiểm khi trẻ để hưởng thụ khi mà đã có tuổi và khi mà ốm đau bệnh tật. Vấn đề thứ hai là truyền thông làm sao để có một sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng hơn giữa cơ quan BHXH là tổ chức thực hiện với các cơ sở giáo dục.

Bên cạnh nhóm đối tượng học sinh, sinh viên thì tâm lý “chỉ tham gia BHYT khi có bệnh” của các hộ gia đình cận nghèo cũng là một vấn đề đang lo ngại. Là cơ quan triển khai tuyên truyền, thực hiện các chính sách BHYT, BHXH; ông có thể chia sẻ một chút về tâm lý cũng như những băn khoăn, trăn trở của nhóm đối tượng này khi tiếp xúc với những thông tin về BHYT?

Ông Phạm Lương Sơn: Thực ra cảnh báo về sự lựa chọn ngược của người dân khi tham gia BHYT ngay từ lúc là bảo hiểm tự nguyện đã được BHXH VN cảnh báo rất lâu rồi. Và đó là nguyên nhân căn bản dẫn đến sức ì, trông chờ vào sự bao cấp của một bộ phận không nhỏ người dân vẫn tồn tại, vì vậy chúng ta truyền thông ngoài việc là phải tăng cường hơn nữa tiếp cận dịch vụ y tế, chất lượng dịch vụ y tế thì cần xây dựng chế tài, điều kiện để nâng cao hơn nữa tính cộng đồng khi tham gia BHYT.

Chúng tôi nhớ rằng là khi mà làm bảo hiểm tự nguyện những năm 1999 đến năm 2000, luôn luôn có một điều kiện là 100% thành viên hộ gia đình cũng như là phải có một tỷ lệ nhất định các hộ gia đình trên địa bàn tham gia. Hiện nay, chúng tôi đang tích cực kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội để chúng ta đưa ra những điều kiện không cực đoan, không chặt chẽ quá để hạn chế người dân tham gia BHYT, nhưng đồng thời nó cũng là một giải pháp để hạn chế tình trạng lựa chọn ngược, chỉ người yếu mới tham gia BHYT, ốm đau bệnh tật mới tham gia BHYT và chúng tôi coi đó là một hiện tượng trục lợi ngay từ khi tham gia.

Thưa ông Phạm Lương Sơn, đối với nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức BHXH Việt Nam đã có những tuyên truyền triển khai chính sách như thế nào?

Và như vậy là còn khoảng 6% nhóm đối tượng HSSV chưa tham gia BHYT, chiếm gần một triệu HSSV ( Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)

Và như vậy là còn khoảng 6% nhóm đối tượng HSSV chưa tham gia BHYT, chiếm gần một triệu HSSV ( Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)

Ông Phạm Lương Sơn: Công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu đủ, hiểu đúng chính sách BHYT không loại trừ bất cứ một nhóm đối tượng nào. Vấn đề quan trọng chúng ta phải có những hình thức, nội dung tuyên truyền sát với nhóm đối tượng đích. Và trong công tác tuyên truyền BHXH Việt Nam luôn xác định những nhóm đối tượng và những nội dung phù hợp.

Ở nhóm I phải tuyên truyền để người sử dụng lao động, người lao động hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình, khi đó mới khắc phục được tình trạng trốn đóng, nợ đóng, không đảm bảo quyền lợi theo quy định của luật. Đây là phát triển bền vững cho nhóm đối tượng người sử dụng lao động 1 người lao động.

Nhóm đối tượng do quỹ BHYT chi trả, phải xác định đây là một quyền lợi, một ưu việt của luật, chính sách BHXH đưa đến. Từ đó phải xác định, dù không phải cùng chia sẻ nhưng khi nhận thức được, phải vận động gia đình tham gia. Để không chỉ là vấn đề thụ hưởng chính sách từ trợ cấp BHXH, mà còn trách nhiệm đối với cộng đồng.

Giải pháp tuyên truyền cho thị trường lao động phi chính thức chúng tôi đã triển khai rất nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, quyết liệt và có những tiến triển nhất định trong quá trình tham gia như số liệu ở trên đã phản ánh. Riêng hộ gia đình, trong hộ gia đình có nhiều người lao động thuộc khu vực phi chính thức, có trên 17 triệu người tham gia. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Quan trọng trong công tác tuyên truyền phải làm khắc phục được tình trạng lựa chọn ngược trong tham gia BHYT.

Để đạt được mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và thực hiện BHYT toàn dân cần  cần phải có các giải pháp đồng bộ. Vậy những giải pháp nào được BHXH Việt Nam thực hiện  trong thời gian tới đây, thưa ông?

Ông Phạm Lương Sơn: Các giải pháp đồng bộ luôn luôn là mục tiêu đặt ra để chúng ta hoàn thành được bao phủ BHYT toàn dân. Chúng tôi đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố thường xuyên báo cáo, xin ý kiến của các cấp ủy chính quyền địa phương để cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc từ Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, phải xác định đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành BHXH mà còn là nhiệm vụ an sinh xã hội của đất nước, trong đó BHYT là một trụ cột. Đây là giải pháp không chỉ là về mặt chính trị, trong thời gian qua đã có những hiệu quả rất tốt.

Vấn đề thứ hai, cần phải hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật, từ Nghị định, Thông tư và những quy định rất cụ thể về mặt chuyên môn để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế từ y tế cơ sở đến y tế chuyên sâu. Vấn đề này BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh đang phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các ngành liên quan để ngày càng hoàn thiện hơn những văn bản quy định đó.

Giải pháp thứ ba chúng tôi rất quan tâm đó là đẩy nhanh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình phục vụ. Hiện nay toàn bộ người tham gia BHYT được quản lý trên hệ thống công nghệ thông tin. Chúng tôi đã có cơ sở dữ liệu khá đầy đủ, khá chính xác. Đây là nền tảng để từ đó có những tiện ích, phần mềm trở lại phục vụ người dân, phục vụ các bệnh viện. Đồng thời phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát hướng tới đảm bảo việc chi trả đúng đủ cho người dân. Với những giải pháp đồng bộ chắc chắn chúng ta sẽ có một tương lai tốt hơn và mục tiêu bao phủ BHYT mang tính khả thi rất cao.

Chúng ta đang hướng tới ngày 1/7 là ngày BHYT toàn dân theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ . Từ diễn đàn này, tôi rất mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sắc hơn của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể. Đồng thời rất mong trên các mặt trận chúng tôi nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của đông đảo người dân, các cơ quan thông tin đại chúng để công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân đối với việc tham gia BHYT được đẩy đủ, sâu sắc hơn và hướng tới phát triển chính sách BHYT ở Việt Nam một cách bền vững và đảm bảo được quyền lợi của cộng đồng tham gia BHYT. Đây là một trong những giải pháp tôi nghĩ rằng rất hiệu quả, hữu hiệu để góp phần chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân theo định hướng thị trường xã hội chủ nghĩa. 

Vâng, xin cảm ơn ông!

PV (thực hiện)

Tags:

Tin khác

Hưng Yên: Thu ngân sách nội địa đạt 41,13% dự toán cả năm

Hưng Yên: Thu ngân sách nội địa đạt 41,13% dự toán cả năm

(CLO) Tính đến hết tháng 4 năm 2024, ngành thuế tỉnh Hưng Yên thu ngân sách nội địa ước đạt trên 11,9 nghìn tỷ đồng, đạt 41,13% dự toán giao cả năm.

Tài chính - Bảo hiểm
Hai sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

Hai sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

(CLO) Viettel Telecom vừa được trao giải thưởng Real IT Award 2024 tại Vương Quốc Anh cho 2 sản phẩm là CCAI và RAS.

Tài chính - Bảo hiểm
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp 'ngồi trên đống lửa'

Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp "ngồi trên đống lửa"

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tài chính - Bảo hiểm
Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Từ đầu tháng 5 tới nay đã có 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Trước đó, trong tháng 4, thị trường đón nhận thông tin 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động. 

Tài chính - Bảo hiểm
Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

(CLO) Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 2% thuế suất Thuế Giá trị gia tăng (VAT) cho nửa cuối năm 2024 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đây là lần thứ 4, Bộ Tài chính giảm loại thuế này.

Tài chính - Bảo hiểm