Bí thư Hải Dương: Dịch COVID-19 tại Hải Dương có 4 đặc điểm vô cùng khác biệt

Thứ năm, 18/02/2021 18:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay (18/2), GS.TS Nguyễn Trường Sơn –Thứ trưởng Bộ Y tế đã đến Hải Dương, làm việc lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương và Đoàn chuyên gia của Bộ Y tế công tác tại Hải Dương.

Đoàn công tác đã kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại nhiều địa điểm thuộc tỉnh Hải Dương như khu vực cách ly tập trung tại huyện Cẩm Giàng, việc nối lại sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp, hoạt động điều trị bệnh nhân COVID-19 tại 2 bệnh viện dã chiến số 1, số 2. Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đã trực tiếp khảo sát và yêu cầu Bệnh viện Dã chiến số 3 sẽ phải đi vào hoạt động vào ngày mai (19/2).

Thứ Trưởng Nguyễn Trường Sơn và Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng đi kiểm tra tình hình thực tế công tác phòng chống dịch (ảnh TL).

Thứ Trưởng Nguyễn Trường Sơn và Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng đi kiểm tra tình hình thực tế công tác phòng chống dịch (ảnh TL).

Tại Bệnh viện Dã chiến số 2 ở TP Hải Dương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu đại diện ban lãnh đạo bệnh viện nêu rõ các khó khăn trong quá trình điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở điều trị này. Bà Đinh Thị Diệu Hằng, Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương bày tỏ mong muốn được Bộ Y tế hỗ trợ thêm các trang thiết bị bảo hộ y tế như đồ bảo hộ, khẩu trang N95,… 

Tại Bệnh viện Dã chiến số 1 ở TP Chí Linh, Thứ trưởng Bộ Y tế đã nắm bắt tình hình và yêu cầu giảm tải bệnh nhân COVID-19 tại đây sang cơ sở điều trị thuộc Bệnh viện Dã chiến số 3 trong thời gian sớm nhất.

Tại phiên làm việc với UBND huyện Cẩm Giàng và UBND TP. Chí Linh, Thứ trưởng Bộ Y tế đã lắng nghe trình bày của các lãnh đạo địa phương về tình hình phòng chống dịch tại Hải Dương. Trong đó, chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn trong các khu cách ly; nhà máy, xí nghiệp khi hoạt động trở lại.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nêu rõ: “Sau khi dịch bắt đầu bùng phát tại Hải Dương, chúng ta đã trải qua khoảng thời gian 3 tuần để chống dịch COVID-19. Cách đây 3 ngày, Hải Dương đã ban hành lệnh cách ly xã hội. Điều khó khăn thấy rõ của Hải Dương là môi trường ở nhà máy, xí nghiệp là môi trường lây nhiễm vô cùng nhanh chóng. Tính đến thời điểm hiện nay, 12/12 huyện, thị xã, thành phố đều đã có ca lây nhiễm. Chúng tôi sẽ nắm bắt lại tình hình và sẽ tăng cường sự hỗ trợ về y tế đối với ngành Y tế Hải Dương để nhanh chóng dập được dịch tại địa bàn này”.

Trao đổi với Thứ trưởng Bộ Y tế, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho biết: “Hải Dương đã đến ngày thứ 23 trong đợt dịch mới trên địa bàn. Dịch bệnh COVID-19 tại Hải Dương có 4 đặc điểm vô cùng khác biệt.

Thứ nhất, đây là chủng virus mới, tốc độ lây lan nhanh. Thứ hai, virus đánh vào môi trường doanh nghiệp với hơn 2.000 công nhân khiến công việc dập dịch càng khó khăn hơn. Thứ ba, đây là ổ dịch đã nằm lâu nhưng bây giờ mới được phát hiện.

Thứ tư, dịch bùng phát vào thời điểm Tết Nguyên đán nên việc kiểm soát gặp nhiều vấn đề hơn. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định diễn biến dịch trong những ngày vừa qua tại Hải Dương đang từng bước được kiểm soát. Để đảm bảo việc cách ly tập trung được an toàn, chúng tôi đã yêu cầu lực lượng quân đội quản lý việc cách ly”.

Về ổ dịch Cẩm Giàng, theo Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, đây là ổ dịch nguy hiểm nhất của tỉnh. Hải Dương đã tiến hành hàng loạt giải pháp tại địa phương này. Toàn bộ 100% các doanh nghiệp tại Cẩm Giàng phải thực hiện việc xét nghiệm cho công nhân trước khi nối lại sản xuất sau kỳ nghỉ Tết. Nếu trường hợp xuất hiện công nhân bị lây nhiễm, phát sinh tại phân xưởng nào thì cách ly toàn phân xưởng đó. Hải Dương đang cách ly đến 14.000 trường hợp nên việc khởi phát các ca bệnh trong thời gian gần đây là điều dễ hiểu”.

Kết thúc phiên làm việc sáng nay, Thứ trưởng Bộ Y đã đề xuất với UBND tỉnh về việc tăng thời gian giãn cách xã hội với địa bàn toàn bộ tỉnh Hải Dương. Đồng thời, sớm có phương án đảm bảo an toàn cho công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp khi nối lại sản xuất tại TP. Chí Linh, Hải Dương nhằm đảm bảo mục tiêu kép, vừa chống dịch và đảm bảo phát triển kinh tế.

UBND tỉnh Hải Dương đã đánh giá cao sự hỗ trợ của đoàn công tác Bộ Y tế trong vai trò tư vấn, giám sát, định hướng phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn và mong muốn tiếp tục được hỗ trợ. Tính đến 13h chiều nay, Hải Dương đã được thực hiện lấy mẫu cho 146.337 trường hợp. Phương án xét nghiệm trên diện rộng tại các địa bàn sẽ được UBND tỉnh Hải Dương xem xét thực hiện.

Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế tham dự hội nghị trực tuyến với các địa bàn trực thuộc tỉnh Hải Dương để trực tiếp nắm bắt công tác phòng chống dịch trên địa bàn toàn tỉnh Hải Dương.

Trinh Phúc

Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe