Biển Đông - Khát vọng hòa bình!

Biển Đông - từ lập trường của ASEAN

Thứ năm, 08/08/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) ASEAN hiện có 10 quốc gia thành viên thì có đến 9 quốc gia ven biển và quốc đảo. Bởi vậy, như một lẽ đương nhiên, Biển Đông với vị trí địa - chính trị - kinh tế mang ý nghĩa then chốt với hòa bình, ổn định và sự phát triển của khối và ngược lại.

ASEAN từ lâu đã đóng vai trò trung tâm trong việc xử lý những căng thẳng xảy ra trên Biển Đông.

Biển Đông - tâm điểm của các nước ASEAN

Biển Đông luôn là nội dung được trao đổi tại các Hội nghị ASEAN. Hầu như bất kỳ nhà lãnh đạo ASEAN hay các nước đối tác, bên đối thoại của ASEAN khi phát biểu tại các hội nghị này đều đề cập tới vấn đề Biển Đông, đặc biệt là cách thức duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không ở đây.

Điều này là dễ hiểu bởi Biển Đông là khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng, là một không gian hợp tác rộng lớn về hàng hải, kinh tế, chính trị, quân sự, song đây cũng là khu vực chồng lấn về lợi ích, tồn tại nhiều tranh chấp. Những căng thẳng, tuyên bố chủ quyền đơn phương và phi lý cũng như sự xâm hại nghiêm trọng môi trường tại Biển Đông đang là những nhân tố gây mất ổn định cho một vùng biển rộng lớn, mang ý nghĩa vô cùng quan trọng với khu vực và toàn cầu. Không chỉ chiếm tới khoảng 40% lượng hàng hóa vận tải biển với hàng trăm tàu lớn qua lại mỗi ngày, Biển Đông còn là vùng biển giàu có tài nguyên thiên nhiên với trữ lượng hàng chục tỷ thùng dầu, nhiều kim loại quý hiếm… cùng một hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (thứ sáu, từ trái sang), Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono (thứ năm, từ trái sang) và các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN chụp ảnh chung. Ảnh: Ngọc Quang/TTXVN

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (thứ sáu, từ trái sang), Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono (thứ năm, từ trái sang) và các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN chụp ảnh chung. Ảnh: Ngọc Quang/TTXVN

Tại Hội nghị cấp cao thường niên diễn ra vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN ở Philippines, các thành viên ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), một văn kiện mang tính ràng buộc pháp lý để phòng ngừa xung đột, giải quyết các bất đồng và tranh chấp. 

Mới đây nhất, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các hội nghị liên quan tại Bangkok, Thái Lan từ 29/7 đến 3/8/2019, nhiều bộ trưởng thể hiện sự quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở Biển Đông. Tất cả các nước đều phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, yêu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), kêu gọi các bên kiềm chế, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), mong muốn sớm có được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và mang tính bền vững.

Nỗ lực cho sự đồng thuận

Hiện nay, sự ổn định và phát triển của hầu hết các quốc gia ASEAN đang phụ thuộc chủ yếu vào tuyến đường hàng hải trên biển Đông. Do vậy hợp tác trên biển để đối phó với những thách thức chung là nhu cầu cấp thiết, góp phần xây dựng lòng tin, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế biển và làm giảm nguy cơ xung đột. Nhưng vai trò này chỉ có được khi có sự đoàn kết của các nước thành viên ASEAN trong thống nhất hành động.

Nhìn xuyên suốt tiến trình hợp tác của Hiệp hội, đặc biệt từ khi ASEAN bao gồm 10 quốc gia khu vực tới nay, có thể nói ASEAN đã đoàn kết, nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận để có tiếng nói chung trong vấn đề phức tạp và khó khăn, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Tàu hải giám Philippines tập trận cùng tàu cảnh sát biển Mỹ trên biển Đông hồi tháng 5/2019. Ảnh: AP

Tàu hải giám Philippines tập trận cùng tàu cảnh sát biển Mỹ trên biển Đông hồi tháng 5/2019. Ảnh: AP

 Sự đoàn kết và đồng lòng của ASEAN trong việc xử lý vấn đề căng thẳng trên Biển Đông được xây đắp trên nền tảng chuẩn mực luật pháp quốc tế cũng như trách nhiệm đối với hòa bình, ổn định và an ninh khu vực cũng như thế giới.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao EAS lần thứ 9 (trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các Hội nghị liên quan) tình hình Biển Đông được các nước trao đổi sâu rộng trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng. Nhiều nước bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến trên thực địa gần đây, trong đó có các hành vi quân sự hóa và các hoạt động đe dọa hoạt động kinh tế hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, gây căng thẳng và tác động bất lợi đến môi trường hòa bình, ổn định chung ở khu vực.

Các Bộ trưởng EAS nhấn mạnh lại tầm quan trọng của duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, không quân sự hóa, không có hành động làm phức tạp tình hình, đơn phương thay đổi nguyên trạng, giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Các nước cũng nhấn mạnh mọi đòi hỏi chủ quyền cần phải dựa trên các cơ sở pháp lý của luật pháp quốc tế, không đồng tình với các hành động gây o ép để khẳng định đòi hỏi chủ quyền.

Khi có mối đe dọa về hòa bình an ninh trong khu vực thì ASEAN sẽ thay mặt các nước thành viên đưa ra lập trường thể hiện sự quan ngại.

Với tư cách là một tổ chức trong khu vực, ASEAN không có quyền đưa ra bình luận về tuyên bố chủ quyền, song ASEAN có một mục tiêu chính là đảm bảo hòa bình, an ninh, tự do hàng hải ở Biển Đông. Đây là nguyên tắc chính định hướng cho tuyên bố của ASEAN về vấn đề Biển Đông, bất chấp sự khác biệt giữa các nước thành viên trong vấn đề này, diễn giả Hoàng Thị Hà, thuộc Viện nghiên cứu ISEAS – Yusof  Ishak, Singapore khẳng định tại Đối thoại Biển lần thứ 5 với chủ đề “Hợp tác ASEAN trong vấn đề Biển Đông” diễn ra tại Hà Nội tháng 6/2019.

Những thách thức không dễ dàng

Tất nhiên, để tạo được sự đồng thuận trong cả khối là điều không hề dễ dàng, nếu không muốn nói là vấp phải rất nhiều thách thức.

Về những thách thức chung tại Biển Đông, tại Đối thoại Biển lần thứ 5, diễn giả Hoàng Thị Hà nhấn mạnh, khu vực Biển Đông tồn tại nhiều thách thức truyền thống và phi truyền thống. Nơi đây diễn ra những tranh chấp về chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực, và nổi bật là vấn đề tự do hàng hải. Ngoài ra còn những vấn đề khác liên quan đến môi trường biển, ô nhiễm môi trường, việc khai thác không bền vững các nguồn lợi thủy hải sản hiện nay. Trong một thập kỷ qua có thêm khía cạnh khác là Biển Đông đã trở thành nơi gia tăng cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn, trong đó phải kể đến Mỹ và Trung Quốc.

Bên cạnh đó là sự bất đồng giữa ASEAN và Trung Quốc trong thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông  (gọi tắt là DOC) được ký kết năm 2002. Việc thực thi gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc không đồng thuận với nhiều điểm quan trọng trong bộ quy tắc  DOC. Năm 2011, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được  Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng hướng dẫn này vẫn chưa thực sự khả thi bởi vẫn chưa có sự nhất quán và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên.  Sau DOC, ASEAN và Trung Quốc tiếp tục Đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Việc đàm phán COC vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất liên quan đến phạm vi điều chỉnh bộ quy tắc, liên quan điến sự kiềm chế giữa các bên, vị thế pháp lý của Bộ Quy tắc.

Những mâu thuẫn trong bản thân ASEAN như sự phân tầng giữa các nước thành viên về kinh tế hay việc thiết lập cơ chế “ASEAN +”  hay “ASEAN -” cũng đặt ra nhiều khó khăn trong việc giải quyết các thách thức về vấn đề Biển Đông.

Nhưng dù những thách thức ấy có lớn đến đâu thì tình hình khu vực Biển Đông hiện nay đòi hỏi các nước thành viên ASEAN cần đề cao hợp tác với tầm nhìn chiến lược, tích cực chủ động trong sáng kiến các phương thức hợp tác, giao lưu trên biển để góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Chỉ khi đạt được sự đồng thuận, ASEAN mới tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong giải quyết vấn đề căng thẳng trên Biển Đông.

Philippines mới đây đã lên tiếng chỉ trích các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong phát ngôn ngày 30/7/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã chỉ trích Trung Quốc vì những hành động mà ông cho là “hăm dọa” tại Biển Đông. Ông Lorenzana cho rằng những tuyên bố đảm bảo hòa bình của Bắc Kinh hoàn toàn trái ngược với hoạt động của nước này tại vùng biển tranh chấp này.

Hà Anh

Tin khác

Liên hợp quốc: Mức độ tàn phá ở Gaza là chưa từng có kể từ Thế chiến II

Liên hợp quốc: Mức độ tàn phá ở Gaza là chưa từng có kể từ Thế chiến II

(CLO) Thế giới chưa từng chứng kiến sự phá hủy như ở Gaza kể từ Thế chiến II, theo Liên hợp quốc cho biết hôm 2/5.

Thế giới 24h
Thổ Nhĩ Kỳ dừng mọi hoạt động thương mại với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ dừng mọi hoạt động thương mại với Israel

(CLO) Thổ Nhĩ Kỳ đã dừng tất cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đến và đi từ Israel kể từ thứ Năm (2/5), theo Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Thế giới 24h
Syria nói Israel tấn công khiến 8 binh sĩ bị thương ở ngoại ô Damascus

Syria nói Israel tấn công khiến 8 binh sĩ bị thương ở ngoại ô Damascus

(CLO) Bộ Quốc phòng Syria cho biết một cuộc không kích của Israel ở ngoại ô Damascus đã làm 8 quân nhân Syria bị thương vào cuối ngày thứ Năm.

Thế giới 24h
Quân đội Nga đến tiếp quản căn cứ quân sự Mỹ ở Niger

Quân đội Nga đến tiếp quản căn cứ quân sự Mỹ ở Niger

(CLO) Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần, đặt quân đội hai nước lại gần nhau vào thời điểm căng thẳng gia tăng.

Thế giới 24h
Tướng tình báo Ukraine nói sẽ đàm phán hòa bình với Nga

Tướng tình báo Ukraine nói sẽ đàm phán hòa bình với Nga

(CLO) Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Năm, một quan chức tình báo cấp cao của Ukraine cho biết, đến một lúc nào đó Ukraine sẽ phải tham gia đàm phán với Nga để chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn hai năm giữa hai nước.

Thế giới 24h