Hà Nội:

"Biển người" đêm Trung thu: Chính quyền cơ sở thiếu nhạy bén, không dự báo trước tình hình

Thứ tư, 22/09/2021 11:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, việc người dân tập trung đông về các tuyến phố chính ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) để vui chơi Trung thu cho thấy chính quyền cơ sở còn thiếu nhạy bén, không có phản ứng nhanh, không có dự báo trước được tình hình.

Trong những ngày đầu Hà Nội áp dụng phòng chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng, đã xuất hiện tình trạng lơ là, chủ quan. 

Trong tối 21/9 (đêm Trung thu), rất nhiều người dân ở Hà Nội đã đổ về các tuyến phố chính của quận Hoàn Kiếm để vui chơi Trung thu, khiến tình trạng tập trung đông người, ùn tắc giao thông diễn ra tại nhiều tuyến phố chính.

Hay trước đó ít hôm xuất hiện tình trạng chen nhau, xếp hàng dài chờ mua bánh trung thu tại các cửa hàng ở nhiều tuyến phố.

Nhiều người đã đổ ra các vườn hoa, công viên để tập thể dục, thậm chí, một số người đã bỏ khẩu trang. Tại nhiều cửa hàng dịch vụ, nhiều nơi, người dân thực hiện nghiêm quy định quét mã QR, một số nơi có tâm lý chủ quan, lơ là...

bien nguoi dem trung thu chinh quyen co so thieu nhay ben khong du bao truoc tinh hinh hinh 1

"Biển người" đổ về hồ Gươm đêm Trung thu, khiến nơi đây ùn tắc kéo dài. Ảnh: Quang Hùng

Bài liên quan

Liên quan đến "biển người" đêm trung thu tại các tuyến phố Hà Nội, trao đổi với phóng viên Nhà báo và Công luận, bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng: Sau 2 tháng giãn cách, Hà Nội có chủ trương nới lỏng trong điều kiện kiểm soát an toàn, để đảm bảo cuộc sống và sản xuất. 

"Chúng ta cũng phải thông cảm với người dân, sau bao ngày giãn cách hôm qua lại đúng ngày Tết Trung thu nên mọi người háo hức ra đường, điều này chúng ta có thể chia sẻ được.

Tuy nhiên, qua đó có thể thấy được sự thiếu nhạy bén của cấp chính quyền cơ sở ở các phố phường, quận huyện, để tập trung đông người, các cấp không có phản ứng nhanh, không có dự báo trước được tình hình, vì Thành phố đã chỉ đạo rất rõ nhiệm vụ của các cấp cơ sở trong phòng chống dịch", bà Bùi Thị An chia sẻ.

Cũng theo bà An, các cấp cơ sở, các lãnh đạo địa phương phải rút kinh nghiệm, phải chịu trách nhiệm trong việc để người dân tụ tập đông như hôm qua. Hà Nội là nơi có mật độ dân cư rất đông, trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội... nếu để bùng phát dịch, hậu hoạ khôn lường, không thể kể hết.

Ngoài ra người dân phải có ý thức hơn, phải thực hiện đầy đủ 5K, giữ khoảng cách, giãn cách,... nếu lơ là, không có sự kiểm soát thì sự bùng nổ dịch trở lại là rất có thể.

Các cấp cơ sở phải chỉ đạo sát sao hơn, giám sát chặt hơn từ khu dân cư, tổ dân phố, phường, xã đến quận, huyện... luôn luôn tâm niệm nới lỏng nhưng phải kiểm soát an toàn bằng 5K, vắc xin, tuyên truyền ý thức người dân tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng. 

Trong khi đó, thông tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội, cho biết, đến ngày 21/9, Thành phố Hà Nội còn 11 ổ dịch phức tạp. Hà Nội vẫn tiềm ẩn nguy cơ dịch trong cộng đồng, trong khi độ phủ mũi 2 vắc xin còn thấp, mới đạt 12%.

Chia sẻ với phóng viên, PGS, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chia biết: "Người dân xác định là chúng ta phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho số lượng dân số nhất định thì mới tạo ra miễn dịch cộng đồng, nếu bị nhiễm sẽ không bị nặng, giảm nguy cơ tử vong. Và nếu đã tiêm rồi vẫn phải đảm bảo biện pháp 5K, vì dịch vẫn có thể làm lây lan cho người khác, trong cộng đồng".

"Hiện nay dịch đã có trong cộng đồng, dịch xuất hiện ở các điểm này, điểm khác là chuyện không tránh khỏi, người dân vẫn phải tuân thủ đầy đủ 5K, đi lại vẫn phải giữ khoảng cách, không tập trung đông người, không tổ chức các sự kiện họp hành, ăn uống tụ tâp đông người.

Nếu có triệu chứng, sốt, ho, mệt mỏi không rõ nguyên nhân cần liên hệ ngay các cơ quan y tế để xác định xem có nhiễm COVID-19 hay không." PGS, TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện chia sẻ: Người dân phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh về mặt cá nhân và trong gia đình, tránh tình trạng sau đợt giãn cách thực hiện các hoạt động xã hội có tập trung đông người, hoạt động không cần thiết, tụ tập ăn nhậu... dẫn đến lây nhiễm chéo.

Ông Nhưỡng lấy ví dụ về những ngày qua người dân xếp hàng dài để mua bánh trung thu: "Thời giãn dịch dã thế này còn đi xếp hàng mua bánh như vậy là không cần thiết, một mùa Trung thu chúng ta có thể kiềm chế được, chứ không nhất thiết phải cứ có bánh trung thu thì mới vui".

Cũng theo ông Nhưỡng các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, giáo dục, các cấp cơ sở phải thực hiện nghiêm việc kiểm soát hoạt động của mọi người, người dân luôn luôn phải tuân thủ 5K, 5T. Đồng thời, kiểm soát, xử phạt thật nghiêm các trường hợp lây nhiễm, để lây nhiễm, tụ tập đông người...cần hết sức nghiêm khắc.

Thông tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội, cho biết, đến ngày 21/9, Thành phố Hà Nội còn 11 ổ dịch phức tạp.

1. Ổ dịch Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân (589 ca)

2. Ổ dịch Văn Miếu, Đống Đa (120 ca)

3. Ổ dịch Văn Chương, Đống Đa (100 ca)

4. Minh Khai, Hai Bà Trưng (60 ca)

5. Ổ dịch chung cư A1-A4-A5 Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai (26 ca)

6. Ổ dịch Thanh Liệt, Thanh Trì (19 ca)

7. Ổ dịch Việt Hưng, Long Biên (18 ca)

8. Ổ dịch Tả Thanh Oai, Thanh Trì (10 ca)

9. Thụy Hương, Chương Mỹ (05 ca)

10. Liên Phương, Thường Tín (04 ca)

11. Chung cư Đồng Phát, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai (04 ca)

Minh Chí

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(CLO) Chiều 6/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ trong khu di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tin tức
Việt Nam mong muốn cùng Campuchia hợp tác chặt chẽ để phát triển bền vững dòng sông Mekong

Việt Nam mong muốn cùng Campuchia hợp tác chặt chẽ để phát triển bền vững dòng sông Mekong

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam mong muốn cùng Campuchia và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững dòng sông Mekong.

Tin tức
Bắc Ninh điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt các sở, ngành, địa phương

Bắc Ninh điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt các sở, ngành, địa phương

(CLO) Ngày 6/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.

Tin tức
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải đáp nhiều vấn đề tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải đáp nhiều vấn đề tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 6/5, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Tin tức
Vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu được trưng bày đã khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần và ngành Hậu cần Quân đội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức