Trước chuyến thăm Việt Nam của Tân Thủ tướng Nhận Bản Suga Yoshihide:

Biểu hiện sống động của sự coi trọng và tin cậy

Thứ năm, 15/10/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ đi thăm Việt Nam và Indonesia trong chuyến công du khởi đầu vào tuần tới” - xác nhận của tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đang làm “nóng” truyền thông và dư luận.

Việc người đứng đầu nội các đất nước mặt trời mọc chọn Việt Nam làm một trong những đích đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Thủ tướng cho thấy sự coi trọng đặc biệt mà Chính phủ cũng như cá nhân Thủ tướng Nhật Bản dành cho Việt Nam.

Tầm quan trọng Việt Nam trong chiến lược khu vực

Việc tân Thủ tướng Nhật Suga chọn Việt Nam và Indonesia cho chuyến công du đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền đã khiến giới quan sát không khỏi ngỡ ngàng. Bởi, theo “truyền thống” được lựa chọn bởi nhiều người tiền nhiệm, Mỹ thường là điểm đến đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản trên hành trình công du của nhiệm kỳ mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Takaichi Sanae chứng kiến Lễ ký Công hàm trao đổi giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản về Phi dự án “Cung cấp thiết bị phần cứng của Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Takaichi Sanae chứng kiến Lễ ký Công hàm trao đổi giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản về Phi dự án “Cung cấp thiết bị phần cứng của Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ”.

Lý giải về điều này, báo giới và các nhà quan sát không có bình luận nào khác hơn ngoài hai chữ “coi trọng và tin cậy” mà chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam. Julian Ryall, nhà phân tích của tờ South China Morning Post, chỉ rõ: Lựa chọn này (chuyến công du tới Việt Nam - PV) của ông Yoshihide Suga nhấn mạnh tầm quan trọng của hai nước trong chiến lược khu vực của ông. Sự coi trọng này cũng được xem là đồng nhất với chủ trương, đường lối đối ngoại của Chính phủ tiền nhiệm khi Thủ tướng Abe từng nỗ lực đưa Việt Nam trở thành phần quan trọng trong chính sách đối ngoại khu vực của mình. “Chúng tôi muốn thúc đẩy một cách chiến lược và ổn định tầm nhìn về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở bằng cách làm việc với các đối tác có cùng giá trị” - nhận định của Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato càng làm rõ hơn về sự coi trọng này. Sự coi trọng này càng trở nên có ý nghĩa, như phân tích của Hãng tin Nhật Bản Nikkei, trong bối cảnh Nhật Bản đang tìm cách phối hợp các nỗ lực với Việt Nam và Indonesia - hai nước đóng vai trò trung tâm trong ASEAN -  liên quan đến Biển Đông, khi căng thẳng kinh tế và quân sự Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng.

Thực tế, sự coi trọng này đã được chính Thủ tướng Suga Yoshihide khẳng định. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 12/10, Thủ tướng Suga Yoshihide đã bày tỏ mong muốn đưa hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới, đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam ở khu vực và quốc tế.

Mối quan hệ phát triển tốt đẹp, toàn diện, sự tin cậy chính trị ngày càng được củng cố

Tháng 1/2020, trong buổi tiếp Bộ trưởng Nội vụ, Thông tin và Truyền thông Nhật Bản Takaichi Sanae, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ, hiện nay quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, toàn diện, sự tin cậy chính trị ngày càng đuợc củng cố. Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Còn Bộ trưởng Takaichi Sanae thì chia sẻ: “Thủ tướng Nhật Bản thường xuyên nhắc chúng tôi rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn là người bạn chân tình, đối tác tin cậy của Nhật Bản”.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.

Sự “chân tình, tin cậy” này là có cơ sở của nó. Sự phối hợp giữa hai nước trong các vấn đề khu vực và quốc tế ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Hợp tác giữa hai nước ngày càng thực chất trên các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động và giao lưu nhân dân. Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ hai, đối tác thương mại thứ tư của Việt Nam. Từ năm 2014 đến 2018, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 280 triệu USD để phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực và xây dựng các nguyên tắc để quản lý doanh nghiệp trong nước và môi trường. Nhật Bản cũng coi Việt Nam là đối tác chiến lược hàng đầu tại khu vực. Việt Nam là quốc gia điều phối quan hệ ASEAN - Nhật Bản nhiệm kỳ 2018 - 2021, Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.

Không dừng lại ở đó, “Hợp tác, gắn kết giúp chúng ta có thêm sức mạnh để đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới” có lẽ đang là mong mỏi chung, là cái đích mà Chính phủ và nhân dân hai nước đang nỗ lực hướng tới.

Hà Trang

Tin khác

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

(CLO) Trong vòng 6 năm, Slovakia đã chứng kiến 2 vụ ám sát gây chấn động. Năm 2018, nhà báo điều tra Ján Kuciak phải trả giá bằng mạng sống vì công việc. Đến hôm qua, Thủ tướng Robert Fico cũng đã bị ám sát khi đang làm công việc của mình. Hai vụ việc nhưng làm nổi bật một vấn đề: Sự phân cực sâu sắc ở Slovakia.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế