Biểu tình trở lại đường phố, Myanmar hỗn loạn với các vụ nổ bom

Chủ nhật, 02/05/2021 16:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các vụ nổ đã bùng phát khắp thành phố lớn nhất của Myanmar vào thứ Bảy (1/5) khi những người biểu tình tổ chức các cuộc tuần hành chớp nhoáng vì dân chủ, bất chấp những hành vi can thiệp đẫm máu của chính phủ quân sự.

Người dân biểu tình ở Dawei, Myanmar. Ảnh: AFP

Người dân biểu tình ở Dawei, Myanmar. Ảnh: AFP

Bài liên quan

Đất nước này đã náo động kể từ khi quân đội lật đổ nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi vào ngày 1/2, dẫn đến sự kết thúc đột ngột của nền dân chủ ngắn ngủi tại Myanmar.

Cuộc tranh giành quyền lực đã gây ra một cuộc nổi dậy lớn, điều mà chính quyền đã cố gắng dập tắt bằng cách triển khai lực lượng quân sự và sẵn sàng sử dụng bạo lực.

Khi Myanmar bước vào tháng thứ tư dưới sự cai trị của quân đội, những người biểu tình ở trung tâm thương mại Yangon, tâm điểm của bất ổn, đã tổ chức các cuộc biểu tình chớp nhoáng, tuần hành nhanh chóng qua các đường phố để tránh đối đầu với cảnh sát và binh lính.

Tốc độ nhanh như chớp của các cuộc biểu tình ở Yangon là "để mọi người có thời gian biến mất khi lực lượng an ninh đến, nếu không họ sẽ chết hoặc bị bắt", nhà hoạt động sinh viên Min Han Htet cho biết.

Tại thị trấn Insein của Yangon, một vụ nổ bom đã xảy ra vào khoảng 10 giờ sáng gần một trường học địa phương, một người dân sống gần đó cho biết. "Một số lực lượng an ninh đến kiểm tra khu vực vụ nổ, nhưng tôi chỉ đứng từ xa quan sát nhà mình vì lo họ sẽ bắt tôi", anh nói với AFP.

Vào buổi chiều, hai vụ nổ khác đã xảy ra ở Yankin, xa hơn về phía nam, theo những người dân địa phương cho hay. "Tôi nghĩ đó là sấm sét", một người dân nói với AFP và nói thêm rằng các vụ nổ khiến lực lượng an ninh lo lắng.

Hiện vẫn chưa rõ liệu có ai bị thương do các vụ nổ hay không.

Không ai đứng ra nhận trách nhiệm về những quả bom, điều xuất hiện với tần suất ngày càng cao ở Rangoon.

'Quân đội khiến mọi người sống trong sợ hãi'

Kể từ khi chính quyền lên nắm quyền vào ngày 1/2, cố đô Yangon đã hoàn toàn thay đổi, với các rào chắn được dựng lên tại các điểm nóng của cuộc biểu tình, kèm theo đó là liên tục có người bị bắt giữ vì bị nghi có liên quan tới phe biểu tình.

"Quân đội đã khiến mọi người sống trong sợ hãi", một cư dân ở Yankin nói. Ông cũng ca ngợi những người biểu tình chớp nhoáng vì sự khéo léo của họ để tránh bị bắt giữ và đàn áp.

"Bất kỳ hành động thách thức nào mà không bị bắt hoặc bị giết đều rất tốt cho cuộc kháng chiến", người đàn ông này nói thêm.

Theo một nhóm giám sát địa phương, trên khắp đất nước, gần 760 thường dân đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống đảo chính, dù con số do chính quyền quân sự báo cáo thấp hơn vậy nhiều.

Dẫu vậy, phong trào chống chế độ quân sự vẫn không hề suy chuyển, khi những người biểu tình tụ tập hôm thứ Bảy (1/5) ở trung tâm thành phố Monywa, một điểm bùng phát bạo lực mang theo các khẩu ngữ biểu tình.

Ở phía nam Dawei, những người biểu tình đã vẫy lá cờ đỏ có chữ ký của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi và mang theo những tấm biển có nội dung "Chúng tôi muốn dân chủ".

Các áp phích truy nã lãnh đạo quân đội, Thượng tướng Min Aung Hlaing cũng được dán khắp thị trấn và gọi ông là "kẻ nghiện quyền lực".

Người lãnh đạo quân đội đã liên tục giải thích rằng hành động đảo chính là cần thiết để bảo vệ nền dân chủ, cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử vào tháng 11 khi đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng một cách vang dội.

Phiến quân chiến đấu chống lại quân đội

Bạo lực nhằm vào những người biểu tình đã khiến nhiều phiến quân sắc tộc của Myanmar giận dữ và nhiều người trong số đó đã chiến đấu chống lại quân đội trong nhiều thập kỷ ở các khu vực biên giới.

Một số người đã lên án quân đội và ủng hộ phong trào chống chế độ quân sự, cung cấp nơi trú ẩn cho các nhà hoạt động bỏ trốn trong lãnh thổ mà họ kiểm soát.

Các cuộc đụng độ giữa quân đội và Liên minh Quốc gia Karen (KNU), một trong những nhóm nổi dậy hàng đầu, đã leo thang kể từ sau cuộc đảo chính.

KNU đã chiếm giữ và phá hủy các chốt quân sự và chính quyền đã đáp trả bằng các cuộc không kích liên tục vào trung tâm bang Karen của phiến quân. Vụ không kích mới nhất diễn ra vào thứ Bảy (1/5).

"Các binh sĩ Myanmar đã sử dụng một máy bay chiến đấu để thực hiện một chiến dịch không kích, bắn hai quả rocket và dàn pháo" vào khoảng 12 giờ 48 phút sáng, theo thông cáo của Thống đốc Mae Hong Son, Sithichai Jindaluang.

Ông nói thêm rằng hơn 2.300 công dân Myanmar đã vượt sông sang Thái Lan vì vụ việc này.

Các phương tiện truyền thông và các nhóm viện trợ tại Karen đã bị chặn tiếp cận với những người tị nạn, viện lý do từ đại dịch Covid-19.

Bạo lực cũng bùng phát ở bang Kachin phía bắc Myanmar giữa Quân đội Độc lập Kachin và quân đội.

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc cho biết hôm thứ Sáu (30/4) rằng do tác động kép của cuộc đảo chính và đại dịch, một nửa dân số của đất nước có thể sống trong cảnh nghèo đói vào năm 2022.

Quốc Thiên

Tin khác

Số cử tri gốc Latinh gia tăng có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ 2024

Số cử tri gốc Latinh gia tăng có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ 2024

(CLO) Các chuyên gia cho biết, cử tri gốc Latinh là thành phần nhân khẩu học ngày càng phát triển, đa dạng và nổi bật trong nền chính trị Mỹ, có khả năng tác động đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay.

Thế giới 24h
G7 đồng ý đóng cửa toàn bộ nhà máy than vào năm 2035

G7 đồng ý đóng cửa toàn bộ nhà máy than vào năm 2035

(CLO) Các Bộ trưởng Năng lượng của nhóm G7 (nhóm các nước công nghiệp phát triển) đã đồng ý đóng cửa tất cả các nhà máy than của họ chậm nhất là vào năm 2035, đánh dấu bước đột phá về chính sách khí hậu có thể làm tiền đề cho các quốc gia khác hành động tương tự.

Thế giới 24h
Mỹ điều tra nguy cơ virus cúm gia cầm có trong thịt bò xay

Mỹ điều tra nguy cơ virus cúm gia cầm có trong thịt bò xay

(CLO) Chính phủ Mỹ hôm thứ Hai (29/4) cho biết họ đang thu thập mẫu thịt bò xay tại các cửa hàng bán lẻ tại những bang đang bùng phát dịch cúm gia cầm ở bò sữa để xét nghiệm, nhưng họ tin tưởng nguồn cung cấp thịt vẫn an toàn.

Thế giới 24h
30 người Ukraine thiệt mạng vì vượt biên trốn nhập ngũ

30 người Ukraine thiệt mạng vì vượt biên trốn nhập ngũ

(CLO) Khoảng 30 người Ukraine đã thiệt mạng trong quá trình vượt biên giới Ukraine trái phép để tránh phải chiến đấu trong cuộc xung đột với Nga kể từ năm 2022, theo người phát ngôn lực lượng biên phòng Ukraine cho biết.

Thế giới 24h
Houthi tấn công liên tiếp 4 tàu ở Ấn Độ Dương và Biển Đỏ

Houthi tấn công liên tiếp 4 tàu ở Ấn Độ Dương và Biển Đỏ

(CLO) Lực lượng Houthi cho biết họ đã nhắm mục tiêu vào tàu container MSC Orion trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Ấn Độ Dương.

Thế giới 24h