Biểu tình và bức ảnh trên đường phố Brussels

Thứ ba, 11/12/2018 11:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Yves Herman đã có bài viết chia sẻ về cảm xúc của cô khi đi theo dòng người biểu tình ở Brussels rồi vô tình chụp được một bức ảnh cảnh sát xịt hơi cay vào mắt một cô gái.

Báo Công luận
Bức ảnh người phụ nữ trẻ bị cảnh sát xịt hơi cay vào mắt. Ảnh: Yves Herman. 

Thông thường thì một trong những luật lệ "vàng" với một phóng viên ảnh là hãy tới gần nhưng không tham dự vào. Dẫu vậy, có vài lần ranh giới giữa hai thứ quá mong manh.

Trong những ngày gần đây, phe "áo vàng" đã lan từ Pháp sang Bỉ. Tôi đã theo chân hàng trăm người biểu tình tại Brussels hôm thứ Bảy vừa qua kêu gọi giảm thuế xăng dầu và cải thiện điều kiện sống.

Họ đã bị cảnh sát chặn lại trước khi tiến vào khu vực của chính phủ. Họ bị tấn công bởi bom cay và súng nước. Một số người bắt đầu ném đá và pháo vào cảnh sát.

Tôi có thể thấy cảnh sát bắt đầu mất đi sự bình tĩnh. Vì thế tôi chọn một vị trí gần họ và để họ thấy rõ rằng tôi là một nhà báo đang làm việc chứ không phải là thành viên tham gia biểu tình.

Cảnh sát vây quanh đám đông và bắt đầu tiến hành bắt giữ các cá nhân. Khi một cuộc biểu tình được kêu gọi trên mạng xã hội mà chưa được cho phép từ chính phủ, cảnh sát có quyền bắt giữ và tạm giam bất kỳ ai tham gia. Hầu hết trong số họ đều được thả đi mà không bị buộc tội gì cả.

Khi một người thanh niên bị bắt đi, một phụ nữ chạy về phía anh ta và đâm thẳng vào phía cảnh sát, gào thét anh ấy không làm gì sai. Cô ấy không có mặt nạ, mũ hay bất kỳ thứ gì trong tay. Cô ấy thậm chí còn không mặc một chiếc "áo vàng" trên người.

Trong khi cô ấy gào thét vào mặt một cảnh sát nữ, một người khác đứng phía sau đã cầm một bình xịt hơi cay và nhằm thẳng vào mặt người phụ nữ trẻ đó. Tôi vô tình chụp được bức ảnh mà chất lỏng màu trắng đó vừa được bắn ra và nhằm thẳng vào mắt cô ấy. 

Cố ấy quay đi, khóc lóc và ngồi xuống ven đường, với đôi mắt sưng đỏ. Tôi có một lọ thuốc nhỏ mắt trong túi hành lý. Tôi đặt máy ảnh xuống và hỏi cô ấy liệu tôi có thể giúp cô ấy hay không.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giữ được sự vững lòng khi đang tác nghiệp. Với tôi, lúc đó tôi không thể.

Hoàng Việt (Theo Reuters)

Tin khác

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo