Big Tech có thắng lớn sau cuộc bầu cử Mỹ?

Thứ hai, 09/11/2020 11:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Facebook và Google đã thu về số lượng doanh thu kỷ lục, kèm theo đó là hàng loạt những chỉ trích trong suốt khoảng thời gian bầu cử Mỹ diễn ra.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Các chiến dịch của Tổng thống Donald Trump và Joe Biden đã chi tổng cộng 192,3 triệu đô la cho quảng cáo trên Facebook trong 10 tháng đầu năm 2020, theo dữ liệu từ Facebook Inc.

Các chiến dịch tranh cử Tổng thống của mỗi đảng đã tăng hơn gấp đôi chi tiêu quảng cáo của họ trên mạng xã hội so với cuộc đua năm 2016, vốn không được bà Hilary Clinton coi trọng. Chính những quảng cáo trên mạng xã hội trong năm 2016 đã góp phần mang lại chiến thắng cho ông Donald Trump.

Ông Biden đã chi cho Facebook nhiều hơn một chút so với ông Trump trong năm nay, với các mức 99,8 triệu đô la so với 92,5 triệu đô la. Ngược lại, ông Trump đã đổ nhiều tiền hơn vào Google của Alphabet Inc., nơi hai chiến dịch đã chi tổng cộng 215,5 triệu đô la cho quảng cáo trên Google kể từ tháng 5 năm 2018. Khoản chi đó chủ yếu nhằm vào YouTube.

Nhưng ngay cả khi các ứng cử viên đổ hàng chục triệu đô la vào quảng cáo trên các nền tảng, vẫn có sự bất bình rộng rãi cả về các quy tắc mà các công ty đã đặt ra xung quanh cuộc bầu cử và cách họ thực thi chúng. Điển hình là chính sách mà Facebook đã công bố vào tháng 9 về việc cấm các quảng cáo chính trị mới trong tuần trước cuộc bầu cử.

Lệnh cấm không thực sự ngăn các chiến dịch chạy quảng cáo trong thời gian đó, mà chỉ nhằm hạn chế các quảng cáo mới có thể đưa ra thông điệp gây hiểu lầm vào những ngày cuối cùng của chiến dịch.

Gautam Hans, một giáo sư tại Trường Luật Vanderbilt cho biết luật này gần như không có tác dụng trong năm nay khi làn sóng bỏ phiếu sớm bắt đầu trước khi lệnh cấm có hiệu lực.

Việc thực thi cũng là một vấn đề. Facebook đã chặn hàng nghìn quảng cáo, với lý do "có một loạt các vấn đề không lường trước ảnh hưởng đến các chiến dịch của cả hai đảng chính trị."

Chiến dịch của ông Biden bị ảnh hưởng mặc dù nó đã đăng quảng cáo trước ngày mà lệnh cấm bắt đầu. Chiến dịch cho biết sự gián đoạn, mà Facebook cho là do trục trặc kỹ thuật, có thể đã khiến họ thiệt hại hơn 500.000 USD tiền quyên góp.

Công ty cho biết họ đã không thể giải quyết các vấn đề với một số quảng cáo và không thể làm như vậy trong thời gian bị hạn chế. Rob Flaherty, giám đốc kỹ thuật số của Biden cho biết sự việc đã cho thấy “rõ ràng rằng Facebook hoàn toàn không chuẩn bị tost để xử lý cuộc bầu cử này mặc dù họ đã có 4 năm”.

Chiến dịch tranh cử của Trump cũng bị ảnh hưởng bởi trục trặc trên. Chiến dịch đã cố gắng tuân thủ chính sách bằng cách thực hiện một loạt quảng cáo mới một ngày trước khi lệnh cấm có hiệu lực. Các quảng cáo này bao gồm các biểu ngữ như "Bầu cử ngay hôm nay" hay "Ngày bầu cử là hôm nay", 1 tuần trước khi ngày bầu cử diễn ra.

Facebook đã chặn quảng cáo với lý do chính sách cấm những đoạn quảng cáo có thể gây nhầm lẫn về quy trình bầu cử. Nhưng công ty lại cho phép các quảng cáo khác tuyên bố về tăng trưởng kinh tế kỷ lục ở Mỹ trước cả khi Tổng thống chính thức đọc báo cáo. Samantha Zager, phát ngôn viên của chiến dịch tranh cử của Trump, đã cáo buộc Facebook đưa ra các quy tắc và thực thi có chọn lọc vì công ty “đang làm việc chống lại Tổng thống Trump”.

Ông Daniel Kreiss, phó giáo sư tại Đại học Bắc Carolina, chuyên gia về truyền thông chính trị cho biết các nền tảng này đã thất bại trong việc tạo ra các giới hạn cho các tác nhân chính trị.

Ông nói: “Chúng tôi vẫn thấy có quá nhiều chính sách thực thi không đồng đều và chúng bị thay đổi quá nhiều trong vài tháng hoặc vài tuần trước cuộc bầu cử Tổng thống,” ông cho biết thêm rằng hiệu suất của Facebook đặc biệt tồi tệ. “Tôi không bao giờ hết ngạc nhiên khi một công ty có vốn hóa thị trường hàng tỷ USD lại không thể làm tốt điều này".

Tháng 10 năm ngoái, Twitter tuyên bố sẽ cấm hoàn toàn các quảng cáo chính trị. Sridhar Ramaswamy, giám đốc điều hành của Google cho biết ông đã thông báo nội bộ về việc loại bỏ hoàn toàn các quảng cáo chính trị. Google cũng đã xem xét lệnh cấm trước bầu cử đối với các quảng cáo chính trị trên trang chủ của YouTube, một trong những không gian quảng cáo đắt nhất trên internet. Thay vào đó, họ đã bán không gian này cho chiến dịch tranh cử của Trump, Bloomberg đưa tin vào tháng Hai.

Facebook, Google và Twitter Inc. đều là trung tâm của một cơn bão chính trị vì cách họ xử lý cuộc bầu cử năm 2016. Trong suốt một năm sau đó, các nhà lập pháp liên bang đã thúc đẩy mạnh mẽ để tạo ra các quy tắc mới cho quảng cáo chính trị trực tuyến nhưng không thành công, khiến các nền tảng phải tự phát triển các biện pháp bảo vệ. Cả ba công ty đều tạo ra cơ sở dữ liệu nơi mọi người có thể theo dõi chi tiêu chính trị và bắt đầu phát triển các chính sách khác.

Quốc Thiên

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo