Bình ổn giá cả thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán 2023

Thứ tư, 26/10/2022 09:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các bộ, ngành, địa phương chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán năm 2023.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 333/TB-VPCP ngày 25/10 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm 2022 và định hướng các tháng cuối năm 2022.

binh on gia ca thi truong dip cuoi nam 2022 va tet nguyen dan 2023 hinh 1

Ảnh minh họa

Thông báo nêu rõ trong những tháng còn lại của năm 2022, tình hình kinh tế xã hội, chính trị thế giới còn nhiều phức tạp, lạm phát ở một số nước tiếp tục có xu hướng tăng cao, tình hình cung cầu, giá cả các mặt hàng chiến lược, nhất là mặt hàng xăng dầu dự kiến còn nhiều biến động phức tạp khó lường.

Trong nước, một số chính sách hỗ trợ về thuế sẽ hết thời hạn vào cuối năm, tình hình giải ngân vốn đầu tư công tăng cường hơn, quý IV là thời gian cao điểm chuẩn bị cho công tác sản xuất, chuẩn bị hàng dự trữ phục vụ nhu cầu lễ Tết cuối năm, tác động của thiên tai, dịch bệnh… vì vậy các cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành giá, nhất là đối với các địa phương.

Kiểm soát lạm phát trong khoảng 4% là khả thi

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ dư địa lạm phát để chủ động chuẩn bị tốt các phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định.

Đến nay, nếu không có biến động quá bất thường thì công tác kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ giao trong khoảng 4% là có tính khả thi. Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động và linh hoạt vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao cũng như tạo nền tảng thuận lợi cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023.

Các bộ, ngành, địa phương bám sát thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 679 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá về các giải pháp cụ thể đối với công tác điều hành giá năm 2022 tại các văn bản số 882/VPCP-KTTH ngày 10/2/2022, Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 2/3/2022, Thông báo số 81/TB-VPCP ngày 24/3/2022, Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 22/6/2022, Thông báo số 207/TB-VPCP ngày 18/7/2022 và Thông báo số 280/TB-VPCP ngày 7/9/2022.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh, chú trọng tập trung theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp; cập nhật sát tình hình cung cầu trong nước để có chỉ đạo dự phòng tại địa phương đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.

Điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Với những mặt hàng Nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường (như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, điện), các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương và các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc tính toán, chuẩn bị các phương án giá để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung.

Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý tại từng thời điểm để có biện pháp điều hành phù hợp; chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán năm 2023, ưu tiên đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung - cầu thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu như: xăng dầu, lương thực, thực phẩm (thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm tươi sống), vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu có nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm.

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao bám sát tình hình thị trường xăng dầu trong nước và quốc tế để triển khai thực hiện công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ổn định, hiệu quả; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường; tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá; giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá trong bối cảnh giá xăng dầu giảm để có giải pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá phù hợp.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Minh Chí

Bình Luận

Tin khác

Xử lý dứt điểm các 'điểm nghẽn' trong thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm các "điểm nghẽn" trong thực hiện Đề án 06

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý dứt điểm các "điểm nghẽn" trong thực hiện Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khai thác cát phải phù hợp với tự nhiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khai thác cát phải phù hợp với tự nhiên, không để người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân thị trấn Trà Ôn và 3 xã của huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) nằm trong khu vực khai thác cát phục vụ các tuyến cao tốc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Khai thác cát phải thuận thiên, phù hợp với tự nhiên, không để người dân bị ảnh hưởng.

Tin tức
Đài truyền thanh cấp xã, trang thông tin điện tử phục vụ hoạt động thông tin cơ sở

Đài truyền thanh cấp xã, trang thông tin điện tử phục vụ hoạt động thông tin cơ sở

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở, trong đó quy định Đài truyền thanh cấp xã, cổng hoặc trang thông tin điện tử sẽ phục vụ hoạt động thông tin cơ sở trong 8 loại hình loại hình hoạt động thông tin cơ sở.

Tin tức
Hà Nội tuyên dương 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Hà Nội tuyên dương 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(CLO) Ngày 11/5, tuổi trẻ toàn Thành phố tổ chức Ngày hội Thanh niên Thủ đô với một điểm cầu cấp Thành phố (tại trụ sở Thành ủy Hà Nội) và 578 điểm cầu cấp xã. Cũng trong khuôn khổ chương trình, Thành đoàn Hà Nội tổ chức tuyên dương 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

Tin tức
Khởi tố 4 người trong vụ tạt sơn ô tô ở Hà Nội

Khởi tố 4 người trong vụ tạt sơn ô tô ở Hà Nội

(CLO) Ngày 11/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với 4 đối tượng về hành vi "Cố ý làm hư hỏng tài sản".

Tin tức