Bịt lỗ hổng mất an toàn giao thông đường thủy trước giờ mở cửa du lịch

Thứ năm, 03/03/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việt Nam sắp chính thức mở cửa đón khách du lịch quốc tế sau 2 năm “đóng băng” và vai trò của các tuyến vận tải hành khách đường thủy là rất quan trọng. Tuy nhiên những vụ tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua, đặc biệt tại Quảng Nam đang dấy lên nhiều lo ngại.

Thiệt hại nặng nề do tai nạn giao thông đường thủy

Việt Nam có mạng lưới giao thông đường thủy nội địa thuận lợi, liên thông giữa các tỉnh, thành phố và các vùng. Toàn quốc hiện có hơn 27.000km đường thủy đang được khai thác vận tải với hơn 45 tuyến chính, tổng số phương tiện thủy được quản lý đăng ký lên hơn 256.500 chiếc, nhiều tuyến vận tải thủy hoạt động rất sôi động.

Vận tải thủy, trong đó có vận chuyển hành khách đóng vai trò đắc lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Không chỉ được khai thác hoạt động vận tải mà giao thông đường thủy còn phục vụ cho các ngành thủy sản, xây dựng, bảo vệ môi trường, du lịch,...

bit lo hong mat an toan giao thong duong thuy truoc gio mo cua du lich hinh 1

Vụ tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng tại khu vực biển Cửa Ðại (tỉnh Quảng Nam) đã gây thiệt hại lớn về người.

Tuy nhiên mấy năm gần đây trên địa bàn cả nước đã xảy ra một số vụ tai nạn đường thủy nghiêm trọng gây thiệt hại rất lớn về tài sản, tính mạng của người dân khiến dư luận không khỏi hoang mang.

Đơn cử ngày 8/5/2020, một nhóm 11 người ở thôn Hội Sơn (xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đi thuyền đến Khu Du lịch sinh thái ở thành phố Hội An. Chiều cùng ngày, khi quay trở về đến khu vực gần cầu Cửa Đại, chiếc thuyền bị lật úp, chìm xuống sông. Hơn 2 ngày sau, thi thể của 5 nạn nhân bị mất tích mới được tìm thấy.

Tại tỉnh Quảng Ninh, ngày 17/2/2021, tàu du lịch mang BKS - QN 5198 của Công ty TNHH Trường Hải, do ông Nguyễn Văn Minh làm thuyền trưởng, chở 21 khách du lịch nghỉ đêm tại khu vực Đảo Ti-Tốp, Vịnh Hạ Long đã bị đắm đã khiến 12 người tử vong trong trong đó có 10 người nước ngoài, 1 Việt kiều Australia và 1 hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam.

Đặc biệt gần đây nhất, sự việc lật ca nô trên biển Cửa Đại (tỉnh Quảng Nam) vào ngày 26/2 khiến dư luận cả nước vẫn chưa hết bàng hoàng và đau xót khi chuyến tàu du lịch “định mệnh” đó đã cướp đi sinh mạng của 17 hành khách trong đó có những em bé còn rất nhỏ.

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2021 toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm chết 35 người và 1 người bị thương. Số lượng vụ tai nạn giao thông đường thủy xảy ra ít hơn đường bộ nhưng hậu quả từ các vụ tai nạn giao thông đường thủy hết sức nặng nề, rất khó khắc phục, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cũng khó khăn hơn tai nạn giao thông đường bộ.

Chỉ còn khoảng nửa tháng nữa, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa đón khách du lịch quốc tế sau 2 năm “đóng băng” vì dịch bệnh và vai trò của những tuyến vận tải hành khách đường thủy là rất quan trọng. Do đó công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá, thu hút khách du lịch tới Việt Nam.

bit lo hong mat an toan giao thong duong thuy truoc gio mo cua du lich hinh 2

Bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường thủy góp phần phục hồi ngành du lịch và nhiều hoạt động sản xuất kinh tế.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh khẳng định, toàn ngành du lịch đã sẵn sàng và chuẩn bị tốt nhất để từ ngày 15/3, du lịch Việt Nam chính thức mở lại trong điều kiện bình thường mới.

Trong đó yếu tố bảo đảm an toàn phòng chống dịch là điều kiện tiên quyết; đồng thời cần chuẩn bị các điều kiện về năng lực phục vụ, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến.

Bịt những lỗ hổng “chết người”...

Nhiều chuyên gia đánh giá, giao thông đường thủy mang tính đặc thù khi chịu tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy triều, lũ lụt, khan cạn,... khiến luồng, tuyến giao thông không thuần nhất, ngay trên cùng một đoạn sông, kênh trong ngày cũng có những thông số luồng, tuyến khác nhau. Vì vậy vai trò của thuyền trưởng lái tàu rất quan trọng, là sự lành nghề, “thuộc đường”.

Ngoài ra kết cấu hạ tầng chậm được cải thiện; hệ thống luồng, tuyến giao thông chủ yếu vẫn ở dạng tự nhiên, ít được cải tạo, trong khi nhu cầu vận chuyển, phương tiện tham gia giao thông đường thủy tăng nhanh. Số tuyến đường thủy nội địa chưa được đưa vào quản lý, bảo trì, đáp ứng các yêu cầu về tổ chức giao thông.

Đặc biệt hoạt động giao thông đường thủy hiện nay còn mang tính tự phát, việc sử dụng phương tiện, khai thác vận tải phụ thuộc nhiều vào thói quen, tập quán, kinh nghiệm thực tiễn. Phương tiện đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, làm ảnh hưởng đến việc áp dụng, bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu quản lý vận tải.

Thông tin từ Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) cho biết, công tác quản lý Nhà nước về giao thông đường thủy nội địa của các ngành chức năng, chính quyền các cấp có lúc, có nơi còn bị buông lỏng. Việc quản lý chưa được triển khai quyết liệt, đặc biệt một số địa phương chưa có sự tổ chức, chỉ đạo thường xuyên các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, chống lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng,...

Còn theo ông Nguyễn Vũ Hải - Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, chúng ta có những khó khăn rất lớn trong quản lý, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. Khó khăn đầu tiên phải kể đến đó là sự chênh lệch rất lớn về mức đầu tư giữa phương tiện thủy nội địa.

Nhiều phương tiện thủy rất hiện đại nhưng ngược lại có những phương tiện rất thô sơ, lạc hậu,... khác hẳn với các phương tiện ôtô hay tàu biển từ lâu đã được xây dựng trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể. Điều này kéo theo việc quản lý loại phương tiện này rất khó khăn.

bit lo hong mat an toan giao thong duong thuy truoc gio mo cua du lich hinh 3

Lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy.

Đánh giá về thực trạng trên, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT cho rằng, trong thời gian qua cả nước đã xảy ra những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do tàu biển, phương tiện thủy nội địa, ca nô cao tốc gây ra.

Nguyên nhân có thể đến từ sự chủ quan của hành khách hay người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy như chở quá số người quy định; thuyền viên, người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn còn phổ biến,...

Vì vậy, lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp phương tiện đường thủy vi phạm. Cảng vụ đường thủy kiểm tra điều kiện hoạt động của cảng, bến, an toàn kỹ thuật phương tiện và thuyền viên. Những lúc thời tiết biển động không nên tham gia giao thông đường thủy, chủ doanh nghiệp, người lái tàu, thuyền phải nghiêm túc thực hiện các quy định về vận tải hành khách.

Nhằm ngăn chặn những vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa xảy ra, Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) nhấn mạnh cần xác định công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông, trong đó UBND các cấp và các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Do đó cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những nội dung quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và hướng dẫn những quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, trong đó trọng tâm là tổ chức tốt việc triển khai thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với các đối tượng tham gia giao thông.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Gia Lai: Hai xe khách đối đầu lúc rạng sáng, nhiều người thương vong

Gia Lai: Hai xe khách đối đầu lúc rạng sáng, nhiều người thương vong

(CLO) Khi đang lưu thông đến tuyến đường tránh Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn huyện Chư Sê, 2 xe khách bất ngờ va chạm. Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong tại chỗ, nhiều người bị thương.

Giao thông
TP HCM: Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm tốc độ, nồng độ cồn dịp lễ 30/4-1/5

TP HCM: Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm tốc độ, nồng độ cồn dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) TP HCM đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nghiêm trọng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông... trong dịp lễ.

Giao thông
Tuân thủ quy định khi đi máy bay dịp cao điểm nghỉ lễ  30/4 - 1/5

Tuân thủ quy định khi đi máy bay dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đảm bảo thực hiện chuyến bay an toàn và đúng giờ dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo hành khách cần lưu ý tuân thủ các quy định di chuyển bằng đường hàng không.

Giao thông
Hãng hàng không Vietjet vận chuyển hơn 6,3 triệu lượt hành khách

Hãng hàng không Vietjet vận chuyển hơn 6,3 triệu lượt hành khách

(CLO) Trong ba tháng đầu năm, hãng hàng không Vietjet đã khai thác an toàn gần 34.500 chuyến bay, vận chuyển hơn 6,3 triệu lượt hành khách.

Giao thông
Đề xuất gần 600 tỷ đồng xây dựng cầu Ninh Cường trên Quốc lộ 37B

Đề xuất gần 600 tỷ đồng xây dựng cầu Ninh Cường trên Quốc lộ 37B

(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên Quốc lộ 37B.

Giao thông