Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật:

Bịt những “lỗ hổng” pháp lý, ngăn chặn tình trạng “cài cắm chính sách”

Thứ hai, 05/08/2019 08:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước thực trạng quy định của pháp luật vẫn còn nhiều “lỗ hổng”, chúng ta phải tập trung các nguồn lực, nâng cao chất lượng văn bản pháp luật, ngăn chặn tình trạng xung đột lợi ích, “cài cắm chính sách”.

Những văn bản, chính sách trái luật, không phù hợp khiến xói mòn niềm tin của người dân và dư luận. Ảnh minh họa

Những văn bản, chính sách trái luật, không phù hợp khiến xói mòn niềm tin của người dân và dư luận. Ảnh minh họa

Quy định không theo kịp cuộc sống

Mới đây, Công an huyện Thanh Oai (Hà Nội) ra quyết định xử phạt hành chính 200 nghìn đồng với ông Nguyễn Quang D. do có  hành vi 3 lần sờ ngực một phụ nữ trên xe buýt hồi tháng 5/2019. Cơ quan chức năng căn cứ theo Khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013 để đưa ra mức xử phạt trên.

Vụ việc khiến dư luận rất phẫn nộ bởi cho rằng mức phạt “nhẹ hều” như vậy không tương xứng với mức độ vi phạm, không những không có tác dụng ngăn ngừa, răn đe mà còn khiến đối tượng coi thường pháp luật và gây phản cảm.

Theo nhiều chuyên gia pháp lý, mặc dù người đàn ông sờ ngực nữ hành khách trên xe buýt được coi là hành vi dâm ô nhưng pháp luật hiện hành của chúng ta chưa có chế tài phạt hành chính cụ thể về hành vi này nên vẫn áp dụng chung vào Điều 5 Nghị định 167 về xử phạt hành chính trong an ninh trật tự an toàn xã hội, theo đó, xử phạt 100.000-300.000 đồng với hành vi có lời nói, cử chỉ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Trong thời gian qua, đã có nhiều vụ việc tương tự mà những kẻ biến thái chỉ bị áp dụng mức phạt 200 ngàn đồng. Trong khi ở nước ngoài đối tượng có hành vi này sẽ bị phạt tiền rất nặng, thậm chí phạt tù.

Những vụ việc kiểu này cho thấy rõ ràng đã có những bất cập trong các quy định của pháp luật đang hiện hữu hàng ngày trong xã hội. Chẳng hạn như quy định “bán dâm quá 4 lần bị cho thôi học” hay “thỏ không được ăn cà rốt” tưởng chừng rất hài hước nhưng lại là thực tế đã và đang xảy ra.

Một số liệu của Văn phòng Chính phủ cho biết, trong năm 2017, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã kiểm tra, phát hiện và kết luận 157 văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền, gồm 26 văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và 131 văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh. Trong đó, có 85 văn bản trái pháp luật trong lĩnh vực kinh tế (gồm 10 văn bản của Bộ, 75 văn bản của địa phương).

Gốc rễ của việc vẫn tồn tại nhiều văn bản có những quy định không hợp lý, thậm chí trái pháp luật, theo các nhà quản lý và chuyên gia, là do công tác xây dựng, ban hành văn bản chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; trong đó có việc “cài cắm” lợi ích ngành gần đây đang có dấu hiệu quay trở lại.

Quyết tâm của Thủ tướng

Trước tình trạng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong thời gian vẫn chưa được như mong muốn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nhấn mạnh “thể chế là số một”, đồng thời yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phải trực tiếp chỉ đạo, tập trung các nguồn lực, nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ chương trình xây dựng pháp luật. Trước hết, cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế, không được để chậm trễ, không để tình trạng “ngâm lâu”, giữ một số quy định gây ách tắc, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Theo Thủ tướng, thể chế, pháp luật cần thể hiện sâu sắc tinh thần đổi mới. Các Bộ, cơ quan ngang bộ phải coi việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; kịp thời phát hiện và xử lý các quy định trái pháp luật, không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng cũng không ít lần nhắc tới hiện tượng “gói ghém, ẩn náu” lợi ích cục bộ của một bộ phận cán bộ, đơn vị vào trong thủ tục hành chính, dẫn tới tình trạng xin - cho, vì thế có dự thảo nghị định phải trả đi, trả lại nhiều lần. Có tình trạng văn bản mới ban hành đã cần sửa đổi, thậm chí văn bản được ban hành có dấu hiệu trái luật, trái thẩm quyền, có nội dung sai nghiêm trọng. Thủ tục hành chính còn tình trạng “cắt giấy phép mẹ, đẻ giấy phép con”, chi phí không chính thức... thủ tục trói buộc kiểu “không quản được thì trói, không quản được thì buộc”.

Tập trung xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế

Đầu tuần này, Chính phủ có phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, xem xét, thảo luận hàng loạt dự án luật quan trọng. Đây cũng là phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật thứ hai của Chính phủ trong năm 2019.

Dự kiến tại phiên họp này, Chính phủ sẽ thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp; dự án Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Theo Bộ Tư pháp, trong 6 tháng cuối năm 2019, các bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ phối hợp chỉnh lý và trình Quốc hội 18 dự án luật tại Kỳ họp thứ 8, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua 1 dự thảo Pháp lệnh; trình Chính phủ xem xét, thông qua 10 dự án luật, dự thảo nghị quyết.

Về nhiệm vụ xây dựng văn bản quy định chi tiết, theo số liệu của Văn phòng Chính phủ, tính tới ngày 31/7, các bộ, cơ quan còn nợ đọng 15 văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực. Ngoài ra, các cơ quan còn phải xây dựng 61 văn bản quy định chi tiết có hiệu lực từ năm 2020. Như vậy, nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết của các bộ, cơ quan ngang bộ là rất nhiều.

Vì vậy, từ nay đến cuối năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi pháp luật, tập trung hoàn thiện thể chế về kinh tế thị trường, quản lý công chức, viên chức, thể chế liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, triển khai Chính phủ điện tử. Các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết để bảo đảm có hiệu lực thi hành đồng thời với các luật, pháp lệnh, không để phát sinh nợ đọng mới…

Trở lại câu chuyện thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc mà pháp luật chưa điều chỉnh hết. Đó chỉ là một vài câu chuyện cụ thể nhưng lại là ví dụ sinh động cho thấy chúng ta cần tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng pháp luật nhằm đảm bảo xử lý nghiêm minh, thích đáng những đối tượng có hành vi vi phạm.

Thế Vũ

Tin khác

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(CLO) Tối ngày 26/4/2024, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 

Tin tức
Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức