Bộ Công Thương có kế hoạch dự trữ xăng dầu thế nào để đảm bảo nguồn cung trong nước?

Thứ hai, 16/01/2023 15:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mới đây, Bộ Công Thương đã gửi các bộ, ngành lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Dự thảo Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu với những sửa đổi quan trọng về quy định dự trữ xăng dầu.

Trong dự thảo lần này, Bộ Công Thương cho biết, theo ý kiến của một số doanh nghiệp và Sở Công Thương, đề nghị xem xét quy định cụ thể về cách tính dự trữ lưu thông, giảm thời gian dự trữ lưu thông hoặc có chính sách hỗ trợ việc thực hiện nghĩa vụ dự trữ lưu thông bắt buộc.

Theo quy định hiện hành, thương nhân dầu mối kinh doanh xăng dầu phải thực hiện việc dự trữ lưu thông bắt buộc tương đương 20 ngày tiêu thụ bình quân của năm liền kề trước; thương nhân phân phối xăng dầu phải thực hiện việc lưu thông bắt buộc tương đương 5 ngày tiêu thụ bình quân của năm liền kể trước.

Quy định này nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu khi thị trường có biến động bất thường trong một khoảng thời gian nhất định để doanh nghiệp có thời gian bổ sung nguồn cung xăng dầu cho thời gian tiếp theo.

bo cong thuong co ke hoach du tru xang dau the nao de dam bao nguon cung trong nuoc hinh 1

Tuy nhiên, thời gian qua, khi hoạt động kinh doanh xăng dầu gặp khó khăn, việc thực hiện nghĩa vụ nêu trên đã trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí kinh doanh nhưng chi phí này chưa được tính cụ thể vào giá xăng dầu điều hành của Nhà nước, gây bất lợi cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, một số đơn vị chức năng có thắc mắc về cách xác định lượng dự trữ lưu thông cụ thể của từng doanh nghiệp...

Từ những vấn đề trên, Bộ Công Thương đề xuất hai phương án, trong đó phương án thứ nhất là giữ nguyên quy định về dự trữ lưu thông bắt buộc, các quy định về thời gian dự trữ đã được quy định theo sản lượng tiêu thụ bình quân của năm liền kề trước.

Phương án này có ưu điểm là không phát sinh trách nhiệm cần hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc thực hiện dự trữ lưu thông bắt buộc. Nhưng có nhược điểm là chưa rà soát ý kiến về phương pháp tính số lượng xăng dầu cần thực hiện dự trữ lưu thông bắt buộc theo quy định. Khi kinh doanh gặp khó khăn, các doanh nghiệp tiếp tục có ý kiến về trách nhiệm duy trì dự trữ lưu thông bắt buộc.

Ngoài ra, Bộ Công Thương trình thêm phương án sửa đổi quy định theo hướng rà soát lại phương pháp tính số ngày dự trữ lưu thông bắt buộc, có phương án hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với các chi phí phát sinh để thực hiện nghĩa vụ dự trữ lưu thông bắt buộc (thông qua hỗ trợ từ ngân sách hoặc tính vào giá điều hành).

Ưu điểm của phương án này là tăng tính trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu trong việc bảo đảm duy trì dự trữ lưu thông bắt buộc; quy định cụ thể phương pháp tính số ngày dự trữ để làm căn cứ cho thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp. Nhưng có nhược điểm là phát sinh thêm trách nhiệm tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện dự trữ lưu thông bắt buộc.

Bộ Công Thương lựa chọn phương án thứ nhất, theo đó tiếp tục quy định về dự trữ lưu thông bắt buộc 20 ngày tiêu thụ bình quân đối với thương nhân đầu mối kinh doanh, 5 ngày tiêu thụ bình quân đối với thương nhân phân phối, các doanh nghiệp tự dự trữ bằng nguồn lực của doanh nghiệp. Lý do lựa chọn nhằm tránh phát sinh chi phí từ ngân sách Nhà nước, không tăng thêm trách nhiệm cho các thương nhân kinh doanh xăng dầu.

Trước đó, trong cuộc họp tìm phương án đảm bảo nguồn cung xăng dầu năm 2023 và đề xuất sửa đổi nghị định số 95 và nghị định số 83 của Chính phủ mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra hai kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu 2023.

Kịch bản thứ nhất tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25 triệu 900 ngàn m3, tấn.

Kịch bản thứ hai tăng trưởng 15%, tương đương 26 triệu 760 ngàn m3, tấn. Sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng quý căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý sẽ áp dụng từ 1/1/2023 để có điều chỉnh phù hợp.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định, trong bối cảnh nguồn cung của thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, từ bài học điều hành, quản lý xăng dầu vừa qua, cần phải có cách tiếp cận nhanh và thích ứng hơn. Do đó, Nhà nước cần sửa đổi bổ sung chính sách kịp thời và sát hơn với thị trường.

Bình Luận

Tin khác

Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

(CLO) Một tòa án ở St Petersburg (Nga) đã tịch thu tài sản trị giá hơn 700 triệu Euro thuộc về ba ngân hàng phương Tây (UniCredit, Deutsche Bank và Commerzbank), theo Financial Times.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

(CLO) Theo báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) và Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ (CSD), Liên minh châu Âu (EU) đã nhập khẩu 3 tỷ euro sản phẩm dầu từ các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu xử lý các sản phẩm dầu của Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Xe điện Trung Quốc khiến Mỹ 'lo lắng'

Tổng thống Nga: Xe điện Trung Quốc khiến Mỹ "lo lắng"

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến đi hai ngày tới Trung Quốc: Chính quyền Mỹ đã áp đặt thuế đối với xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất vì chúng đã trở nên tốt hơn, đồng thời nhấn mạnh đây là hành động ngăn chặn đối thủ mạnh xâm nhập vào thị trường nội địa nước này.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp