Bộ Công Thương đề nghị cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo

Thứ ba, 07/04/2020 16:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 6/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và hạn hán, xâm nhập mặn, sau khi đã tham vấn ý kiến của các Bộ, ngành liên quan.

Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4/2020. Ảnh minh họa

Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4/2020. Ảnh minh họa

Trong báo cáo, Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng có kiểm soát chặt chẽ về số lượng. Trước mắt, trong tháng 4/2020 sẽ xuất khẩu 400.000 tấn.

Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.

Theo thông báo chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT, lượng gạo hàng hoá của vụ Đông Xuân có thể xuất khẩu là khoảng 3 triệu tấn, nếu tính cả lượng gối đầu từ năm 2019 chuyển qua là khoảng 3,2 triệu tấn.

Với tốc độ xuất khẩu 25 nghìn tấn/ngày trong 3 tháng vừa qua do các tờ khai đã mở trước 0h ngày 24/3 vẫn tiếp tục được thực hiện, ước tính lượng gạo xuất khẩu tới ngày 31/3 sẽ vào khoảng 1,7 triệu tấn. Do vậy, lượng gạo có thể xuất khẩu còn lại khoảng 1,5 triệu tấn.

Như vậy, đề xuất này của Bộ Công Thương cơ bản giống với đề xuất của đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công Thương chủ trì đã báo cáo Thủ tướng trước đó.

Cụ thể, đoàn kiểm tra liên ngành đã đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4, tháng 5/2020. Lượng gạo xuất khẩu dự kiến trong tháng 4, tháng 5/2020 vào khoảng 800.000 tấn, giảm 40% so với cùng kỳ được phép xuất khẩu của năm 2019.

Bộ Công Thương cho biết, phương án điều hành xuất khẩu gạo của Bộ dựa trên thực tế dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cần đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia, không để xảy ra tình trạng thiếu lương thực trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Hơn nữa, phương án còn nhằm duy trì chuỗi sản xuất lúa gạo, hỗ trợ tiêu thụ thóc, gạo cho người nông dân với giá tốt; bảo đảm mục tiêu kép là duy trì sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

Đề xuất của Bộ Công Thương còn dựa trên thông báo về lượng gạo hàng hoá vụ Đông Xuân, theo đó Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng có thể xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn. Đây là số lượng còn lại sau khi đã bảo đảm nhu cầu tiêu dùng và dự trữ thông thường trong nước.

Trong khi đó, nhu cầu an ninh lương thực trong tháng 4 và tháng 5 cần khoảng 300 nghìn tấn để thực hiện kế hoạch mua năm 2020 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng cho biết, ngoài số lượng 300 nghìn tấn nói trên, sẽ giữ lại thêm 400 nghìn tấn gạo để dự phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra trong tháng 4 và tháng 5. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu giữ lại trong nước trong 2 tháng trước khi có thóc vụ Hè Thu sẽ là 700 nghìn tấn.

Bộ Nông nghiệp và PTNT, cho biết, đến nửa cuối tháng 5 đã bắt đầu thu hoạch vụ Hè Thu. Ảnh: TTO

Bộ Nông nghiệp và PTNT, cho biết, đến nửa cuối tháng 5 đã bắt đầu thu hoạch vụ Hè Thu. Ảnh: TTO

Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và PTNT, mỗi người dân sẽ được dự phòng thêm 7,3kg gạo, một hộ gia đình 4 người có thể dự phòng thêm 30 kg gạo trong tháng 4 và tháng 5. Khoảng nửa cuối tháng 5 đã bắt đầu thu hoạch vụ Hè Thu.

Còn Bộ Công Thương lý giải, mặc dù Bộ Nông nghiệp và PTNT đã dự trù khoản dự trữ này khi tính toán số lượng gạo vụ Đông Xuân có thể xuất khẩu nhưng Bộ Công Thương vẫn nhận dự trù thêm một lần nữa.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Công Thương lấy ý kiến các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương hoàn thiện phương án đề xuất, ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 6/4/2020, bảo đảm nguyên tắc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước trong mọi tình huống, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo

Trong văn bản, Thủ tướng cũng nêu rõ bảo đảm an ninh lương thực là vấn đề chiến lược, trọng đại liên quan đến đời sống nhân dân, an ninh, quốc phòng trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến khó lường và biến đổi khí hậu đang dự báo ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và nguồn cung lúa gạo trong nước; một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã phong tỏa và tăng cường dự trữ lương thực.

Thế Vũ

Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Tin tức