Bộ Công Thương: Gạo Việt xuất khẩu vượt ngưỡng 500 USD/tấn, các doanh nghiệp phải cẩn trọng

Thứ ba, 05/10/2021 14:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Công Thương, trong nhiều năm giá gạo xuất khẩu đều dưới 500 USD/tấn. Việc giá gạo xuất khẩu bình quân 8 tháng 2021 đạt 534 USD/tấn là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu phải cẩn trọng.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được gần 4 triệu tấn gạo, tương đương 2,13 tỷ USD, giá bình quân đạt  534USD/tấn.

So với cùng kỳ năm ngoái giảm 13% khối lượng, kim ngạch giảm 5,5% nhưng giá lại tăng 9,2%. Đây là điều ngành gạo trông đợi từ lâu để nâng cao giá trị hạt gạo.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương khẳng định: Trong nhiều năm giá gạo xuất khẩu Việt Nam đạt bình quân đều dưới 500 USD/tấn. Việc giá gạo xuất khẩu bình quân 8 tháng đạt 534 USD/tấn là tín hiệu tích cực cho hạt gạo Việt Nam.

bo cong thuong gao viet xuat khau vuot nguong 500 usd tan cac doanh nghiep phai can trong hinh 1

Gạo Việt xuất khẩu vượt ngưỡng 500 USD/tấn.

Theo ông Hải, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 38% về kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là Trung Quốc gần 37%. Bên cạnh đó, tại châu Phi, Gana cũng thiết lập kỷ lục mới với 406.000 tấn gạo, giá trị xuất khẩu đạt gần 590 USD/tấn.

“Trước đây, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam, tuy nhiên, trong vài năm gần đây sản lượng xuất khẩu gạo sang Philippines ngày càng tăng”, ông Hải cho biết.

 Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của gạo Việt Nam là Thái Lan. Trong hai năm qua tác động dịch bệnh, xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm 13%. 

Dự kiến xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ giảm xuống ngưỡng 6 triệu tấn/năm, giảm 200.000 tấn so với thời gian trước đây. Điều này cho thấy, dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam, mà nó còn ảnh hưởng chung tới các nước xuất khẩu.

Với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, trong bối cảnh dịch bệnh vừa qua, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu vận chuyển gạo từ Đồng bằng sông Cửu Long tới các cảng; tiếp cận hỗ trợ tín dụng để thu mua lúa gạo từ nông dân. 

Dù vậy, các Bộ, ngành vẫn đang tích cực tháo gỡ những khó khăn, để ổn định tình hình sản xuất cũng như xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Trên cơ sở sở giữ vững thương hiệu gạo Việt trên thị trường thế giới, ông Trần Thanh Hải kiến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tuân thủ nghiêm ngặt quy định về truy xuất nguồn gốc, kiểm soát dư lượng chất kiểm dịch thực vật để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước đây, Trung Quốc được coi là thị trường dễ tính, thế nhưng, gần đây họ cũng đang siết lại các quy định kiểm dịch. Vì thế trong quá trình doanh nghiệp mở rộng chuỗi cung ứng, liên kết sản xuất với người trồng thì phải đảm bảo chất lượng duy trì, đảm bảo tốt”, ông Hải chia sẻ.

Trước hiện tượng doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gạo Ấn Độ, sau đó tái xuất dưới thương hiệu gạo Việt, đại diện Bộ Công Thương đang kiểm tra và làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu.

“Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp phải nói không với hành vi gian lận xuất xứ, vì không chỉ tổn hại thương hiệu gạo Việt Nam mà cả bà con nông dân”,  Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp