Bộ Công Thương muốn "đánh thức" mỏ sắt Thạch Khê

Thứ ba, 01/08/2017 14:52 PM - 0 Trả lời

Liên quan tới đề xuất dừng dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương vừa phát đi quan điểm chính thức trả lời về vấn đề này, đồng thời cho biết, sẽ có ý kiến cụ thể gửi Thủ tướng Chính phủ.

(CLO) Liên quan tới đề xuất dừng dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương vừa phát đi quan điểm chính thức trả lời về vấn đề này, đồng thời cho biết, sẽ có ý kiến cụ thể gửi Thủ tướng Chính phủ. [caption id="attachment_175961" align="aligncenter" width="623"]Báo Công luận
Để đảm bảo phát triển ổn định, từ năm 2007, Việt Nam đã tính tới việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), với mục tiêu cung ứng nguyên liệu quặng sắt cho nhà máy thép trong nước có nhu cầu. Tuy nhiên, một số cổ đông đã không góp vốn đúng cam kết, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch hoạt động của công ty. (Ảnh internet)[/caption] Tại văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng mới đây, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất xem xét chủ trương dừng Tổ hợp dự án khai thác, tuyển quặng mỏ Thạch Khê và dự án sản xuất phôi thép công suất 2 triệu tấn một năm tại Hà Tĩnh do Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư. Cụ thể, Bộ KH&ĐT cho rằng năng lực tài chính của TIC sẽ không đáp ứng được nhu cầu vốn của Tổ hợp dự án theo tiến độ triển khai. Đầu ra sản phẩm quặng tại mỏ này cũng được nhà chức trách đánh giá "về dài hạn chưa chắc chắn". Theo báo cáo của TIC, Tập đoàn Hòa Phát và Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng cam kết mua 5,7 triệu tấn quặng một năm, nhưng thực tế hiện mới có duy nhất Hòa Phát ký thỏa thuận nguyên tắc mua quặng với sản lượng 3 triệu tấn mỗi năm trong 4 năm tới. Giai đoạn sau đó chưa có doanh nghiệp nào cam kết mua. Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được phê duyệt cách đây 4 năm hiện không còn phù hợp thực tế triển khai. Chỉ ra loạt nguy cơ ô nhiễm về môi trường nếu dự án mỏ sắt Thạch Khê khởi động trở lại như tình trạng sa mạc hóa, ô nhiễm nguồn nước ngầm... "việc tiếp tục dự án này là khó khả thi", Bộ KH&ĐT nhận định. Phản hồi kiến nghị trên của Bộ KH&ĐT, Bộ Công Thương khẳng định, dự án có tính hiệu quả và đã được báo cáo Thủ tướng Chính phủ. "Cần phải tính đến những hậu quả hệ lụy liên quan đến những thiệt hại hàng ngàn tỷ mà nhà đầu tư đã bỏ ra 10 năm nay, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp theo chủ trương kiến tạo của Chính phủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh, cũng như của Việt Nam", Bộ Công Thương nêu quan điểm. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã thành lập các Hội đồng thẩm định, gồm các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về địa chất mỏ, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khai thác mỏ, bảo vệ môi trường, biển đảo, trong đó có các chuyên gia do VUSTA, Uỷ ban Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc hội, đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh tham gia. Ngoài ra, trong quá trình thẩm định, Bộ Công Thương mời Viện Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam; Tư vấn nước ngoài là Công ty TNHH CBM về Tư vấn, kinh doanh và quản lý (Đức) thẩm định độc lập. Cũng theo Bộ Công Thương, do dự án phức tạp, khối lượng tài liệu nghiên cứu rất lớn nên việc thẩm định thiết kế kỹ thuật gần một năm mới hoàn thành. Hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt. Như vậy, có thể nói dự án đã được lập và thẩm định rất kỹ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. "Những vấn đề hạ thấp mực nước ngầm, sụt lún và sạt lở bờ mỏ trong quá trình khai thác, giải pháp ứng phó với sự cố môi trường, xâm nhập mặn, cát bay, cát chảy, xử lý nước thải cũng như phương án cải tạo phục hồi môi trường, sử dụng đất sau khai thác cũng đã được làm rõ trong báo cáo thẩm định thiết kế kỹ thuật của Bộ Công Thương. Ngoài ra, các chuyên gia trong và ngoài nước cũng cho rằng các giải pháp là phù hợp", Bộ Công Thương khẳng định. Về hiệu quả kinh tế, báo cáo của Bộ Công Thương cho hay, hiệu quả kinh tế của dự án TIC cập nhật tháng 3/2017 cao hơn so với dự án phê duyệt năm 2014. Cụ thể, tổng mức đầu tư giảm còn 12.192 tỷ đồng so với 14.517 tỷ đồng trước đó, thời gian hoàn vốn giảm xuống còn 7,5 năm so với 9,5 năm trước đó. Ngoài ra, dự án chưa tính đến một số nguồn thu lớn khác từ khoáng sản đi kèm; Nguồn nước ngọt thu từ quá trình tháo khô mỏ với khối lượng lớn, qua xử lý sẽ là nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt. Vì vậy, dự án có hiệu quả là khả thi. Về năng lực tài chính của Công ty CP Sắt Thạch Khê và tính khả thi trong việc tiêu thụ quặng sắt tại mỏ sắt Thạch Khê, Bộ Công Thương cho rằng khi dự án được khởi động lại hoàn toàn có thể đáp ứng, Bộ Công Thương đã nêu rõ trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 2/2017. Thạch Khê được xem là mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng sản lượng quặng khai thác có thể đạt mức 370-400 triệu tấn. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm, dự án này vẫn đang "ngủ say".

Bảo Quyên

Tin khác

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm