Bộ Công Thương xây dựng các kế hoạch, kịch bản ứng phó dịch Covid-19 trong giai đoạn mới

Thứ sáu, 20/03/2020 21:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 20/3, Bộ Công Thương họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát, lan rộng ở nhiều quốc gia và có diễn biến phức tạp. Theo đó, sẽ xây dựng các kế hoạch, kịch bản ứng phó trong giai đoạn mới, với những diễn biến mới.

Ông Dương Duy Hưng – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết, ngay từ cuối tháng 1/2020, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương, cơ quan có liên quan để triển khai các biện pháp  phòng, chống dịch Covid-19.  Theo đó, công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của Bộ Công Thương được thực hiện khẩn trương, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh và thị trường để xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh. Đồng thời triển khai các giải pháp đối với các vấn đề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tới thời điểm này, tất cả các giải pháp được Bộ Công Thương, trực tiếp là Ban Chỉ đạo của Bộ Công Thương đưa ra đã được các đơn vị triển khai quyết liệt, nghiêm túc với nỗ lực và tinh thần trách nhiệm rất cao, qua đó đạt được những kết quả tích cực.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, cần có các đánh giá, phân tích sâu hơn nữa, cập nhật kịp thời hơn nữa để đưa ra những phương án phù hợp hơn đối phó dịch Covid-19 trong giai đoạn mới. (Ảnh BCT)

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, cần có các đánh giá, phân tích sâu hơn nữa, cập nhật kịp thời hơn nữa để đưa ra những phương án phù hợp hơn đối phó dịch Covid-19 trong giai đoạn mới. (Ảnh BCT)

Đối với lĩnh vực quản lý thị trường (QLTT), Tổng cục QLTT đã tăng cường kiểm tra, xử lý các vụ việc. Theo đó, đến nay, tổng số vụ kiểm tra, giám sát, xử lý của lực lượng quản lý thị trường: 6.709 vụ; Số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 2.487.381.000 đồng.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, với tốc độ tăng nhanh của dịch bệnh, việc xây dựng kịch bản để ứng phó dịch bệnh kéo dài trong thời gian vừa qua dường như chưa đủ. Cần có các đánh giá, phân tích sâu hơn nữa, cập nhật kịp thời hơn nữa để đưa ra những phương án phù hợp hơn. Bởi vì, nếu những kịch bản đó có thể xảy ra, tác động và hệ lụy của nó đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam là không nhỏ. Không chỉ như vậy cả đời sống của nhân dân cũng sẽ bị tác động.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng yêu cầu Vụ Thị trường trong nước cần đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời cần tăng cường kiểm tra kiểm soát hàng hóa, không để xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá, ảnh hưởng đến niềm tin và sức khỏe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các Vụ cần làm việc cụ thể với các Hiệp hội, ngành hàng để rà soát, đánh giá khó khăn của doanh nghiệp, qua đó xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, bước vào giai đoạn 2 phòng chống dịch bệnh, Bộ Công Thương vẫn rất chủ động, năng động, trách nhiệm, có sự phối hợp đồng bộ với các Bộ, ngành quyết liệt thực hiện theo yêu cầu của Chỉ thị 11 và các chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các Chỉ thị của Bộ Công Thương đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, kế hoạch hành động và được các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tốt giai đoạn trước, đối với giai đoạn 2, Bộ trưởng nhấn mạnh, cần thực hiện quyết liệt hơn.

Cần tính toán đánh giá và có phản ánh tình hình kịp thời, đưa ra quyết sách, đối sách và các dự báo, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ các phương án thực hiện.

Liên quan đến kế hoạch cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm trong điều kiện dịch bệnh có diễn biến mới, Vụ Thị trường trong nước có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra tại các địa phương, đảm bảo sự chủ động của Bộ Công Thương cung ứng đầy đủ hàng hóa, tại bất kỳ địa phương nào, ở bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ diễn biến nào.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các Vụ thị trường nước ngoài nghiên cứu, đánh giá thị trường trong năm 2020 để có thông tin cập nhật bổ sung kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

PV

Tin khác

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

(CLO) Trong phiên giao dịch cuối cùng trong tháng 4 ở thị trường Mỹ, vàng lại chấn động khi giá “rơi tự do”, nhiều thời điểm thủng mốc quan trọng 2.300 USD/ounce.

Tài chính - Bảo hiểm
Mới đầu hè, sản lượng tiêu thụ điện tăng kỷ lục

Mới đầu hè, sản lượng tiêu thụ điện tăng kỷ lục

(CLO) Trong tuần qua, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập. 

Thị trường - Doanh nghiệp