Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đề xuất không tăng học phí trong năm học 2021-2022

Thứ ba, 20/04/2021 09:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ này sẽ báo cáo Chính phủ cho phép giữ nguyên mức học phí của năm học 2021-2022 ổn định không tăng so với năm học 2020-2021.

Chấm dứt tình trạng tăng học phí quá cao

Theo tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ này vừa có văn bản chỉ đạo 1505 về việc đề nghị chỉ đạo và quán triệt thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2020 – 2021, 2021-2022 và công tácc chỉ đạo điều hành giá năm 2021 gửi các bộ, tỉnh thành và các cơ sở giáo dục.

Trong văn bản ghi: Thời gian qua, theo phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, vẫn còn một số địa phương, cơ sở giáo dục chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của Bộ GD&ĐT, để xảy ra tình trạng cơ sở giáo dục thực hiện một số khoản thu ngoài quy định, đặc biệt là tăng mức học phí quá cao trong bối cảnh do ảnh hươnngr của dịch bệnh, đời sống và kinh tế của người dân đang còn gặp nhiều khó khăn cần có sự chia sẻ của toàn xã hội.

Học phí nhiều trường đại học tăng mạnh khiến nỗi lo đi học của con em nông thôn càng trở nên nặng nề (ảnh nguồn internet).

Học phí nhiều trường đại học tăng mạnh khiến nỗi lo đi học của con em nông thôn càng trở nên nặng nề (ảnh nguồn internet).

Để chấm dứt tình trạng trên và triếp tục triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá tại Công văn số 655/VPCP- KTTH ngày 27/1/2021 về công tác điều hành giá năm 2021, Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ,ngành, địa phương,cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau:

Tiếp thục quán triệt thực hiện đầy đủ các nội dung đã nêu tại văn bản số 1620/BGDĐT- KHTH ngày 11/5/2020, số 3281/BGDĐT-KHTC ngày 27/8/2020, số 4072/BGDĐT-KHTC ngày 9/10/2020 của Bộ GD&ĐT về nội dung:

Tăng cường công tác giải ngân đầu tư công, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; Tăng cường công tácc thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn quản lý, xử lý nghiêm các sai phạm;

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về kê khai giá, niêm yết, công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa trên địa bàn;

Thực hiện hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành và quan tâm, có chính sách đặc thù hỗ trợ sách giáo khoa cho các học sinh thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo để bảo đảm tất cả học sinh có đủ sách giáo khoa đến trường;

Hội đồng nhân dân các tỉnh quy định các khỏan thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lạo theo thẩm quyền quy định tại điểm b, khoản 6 Điều 99 Luật Giáo dục 2019.

Việc quản lý và sử dụng các khoản huy động tài trợ, ủng hộ tự nguyện theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3/8/2018 của Bộ GD&ĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Đối với năm học 2021-2022, theo quy định, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễm, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 sẽ hết hiệu lực sau khi kết thúc năm học 2020-2021.

Thời gian qua Bộ GD&ĐT đã phố hợp với các bộ ngành, địa phương xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP để áp dụng từ năm học 2021-2022 và hiện nay đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Không tăng học phí trong năm học 2021 - 2022

Để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, học sinh và người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và các đợt thiên tai bão lũ ở nhiều địa phươnng trong thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT đã lấy ý kiến của bộ ngành, các địa phương về dự thảo Nghị định và báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí của năm học 2021-2022 ổn định không tăng so với năm học 2020-2021.

Từ năm học 2022-2023, mức học phí được điều chỉnh tăng theo lộ trình phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế để từng bước thực hiện lộ trình tính đủ chi phí theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giá và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan, các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021 được quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Sau khi Chính phủ duyệt ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, các bộ ngành, địa phương, cơ sở giáo dục cần rà soát thực hiện theo đúng Nghị định mới được ban hành.

Đồng thời ccác địa phương ần tăng cường chỉ đạo các cơ quan đơn vị liên quan, khi xây dựng, thẩm định, phê duyệt phương án tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục trực thuộc, phải bao gồm nội dung về phương án thu- chi tài chính, thuyết minh rõ căn cứ, cơ sở xây dựng mức thu học phí và lộ trình tăng học phí hàng năm theo đúng quy định của Nhà nước.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với xã hội về hoạt động của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý, trong đó có nội dung về quản lý học phí theo quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/8/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

Chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện công khai về cam kết đầy đủ chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm giải trình trước người học, xã hội về các mức thu của đơn vị.

Trinh Phúc

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục