Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ thêm những ‘khúc mắc’ tại Cienco1

Thứ ba, 06/10/2020 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cục quản lí đăng kí kinh doanh, Bộ KH&ĐT vừa có văn bản trả lời ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Cienco1 (theo ĐKKD lần 10) về một số quy định của Luật Doanh nghiệp mà theo vị đại diện này, đây là căn cứ pháp lý để khẳng định cuộc họp ĐHĐCĐ tại Côn Đảo là không hợp lệ, sai quy định.

Bài liên quan

Cụ thể, trước đó ngày 24/9/2020, ông Nguyễn Ngọc Hòa đã có đơn đề nghị giải đáp 2 vấn đề gồm: Khoản 2, Điều 148 Luật Doanh nghiệp quy định: “Các Nghị quyết của Đại hội cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó không được thực hiện theo đúng quy định’. Vậy xin hỏi: 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là của tất cả các cổ đông trong công ty cổ phần  hay của cổ đông tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ; Thứ 2, khi công ty cổ phần tiến hành ĐHĐCĐ thì Biên bản họp ĐHĐCĐ và Nghị quyết ĐHĐCĐ có bắt buộc phải được thông qua tại đại hội không?

Trả lời câu hỏi trên, Cục Quản lí đăng kí kinh doanh cho biết: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì “Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần”. Khoản 28 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định: “Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên  hoặc Đại hội đồng cổ đông”.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp thì mỗi cổ đông cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.

Khoản 2 Điều 148 Luật Doanh nghiệp quy định: “Các nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp  và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó không được thực hiện đúng quy định”. Khoản 2 Điều 148 Luật Doanh nghiệp quy định tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, không quy định tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ.

Khoản 2 Điều 146 Luật Doanh nghiệp quy định: “Biên bản họp ĐHĐCĐ phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp” – văn bản nêu rõ.

Từ những cơ sở pháp lý trên, ông Hòa đã gửi đơn đề nghị khẩn cấp lên Cơ quan CSĐT (C03) Bộ Công an cho rằng, hành vi vi phạm pháp luật của nhóm cổ đông đại diện bởi ông Đinh Ngọc Vượng, khi làm giả mạo hồ sơ đăng kí kinh doanh lần 11, cũng như việc tổ chức ĐHĐCĐ ngày 13/1/2020 tại Côn Đảo là không đúng pháp luật.

Bởi theo nội dung thứ nhất trong CV 102/ĐKKD-GS cho thấy, theo 04 lệnh kê biên của Cơ quan CSĐT thì cá nhân sở hữu cổ phần của Cienco1 Đinh Ngọc Hệ nên Đinh Ngọc Hệ mới là cổ đông của Cienco1 chứ không phải các công ty đứng tên. Vì vậy, việc các công ty triệu tập họp ĐHĐCĐ và tổ chức họp vào ngày 13/1/2020 tại Côn Đảo là trái luật. Đại hội được triệu tập và họp bởi những pháp nhân không sở hữu bất kì cổ phần nào, không có quyền cổ đông, đồng nghĩa là các văn bản được ban hành tại cuộc họ này đều không có gía trị pháp lý.

Cũng theo ông Hòa, qua nội dung trả lời của Bộ KH&ĐT có thể thấy báo cáo số 12.9/2020/CV-Cienco1 ngày 12/9/2020 của ông Đinh Ngọc Vượng gửi Sở KH&ĐT, Thanh tra Sở KH&ĐT, Phòng ĐKKD cũng như các biên bản làm việc với Cơ quan CSĐT giải trình về việc hồ sơ này là hoàn toàn vi phạm pháp luật khi khẳng định có chỉnh sửa hồ sơ gốc nhưng lập luận là việc này không trái quy định pháp luật. Theo khoản 2 Điều 148 Luật Doanh nghiệp quy định: “Các Nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp  và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó không được thực hiện đúng quy định” chứ không phải 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết cả cổ đông tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ tại Côn Đảo.

Ông Đinh Ngọc Vượng viện dẫn việc sửa đổi hồ sơ tài liệu gốc bằng việc xin ý kiến 100% ý kiến cổ đông tham dự đại hội tại Côn Đảo (chiếm 69,9964% tổng số cổ phần có biểu quyết của Cienco1) cũng không tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật Doanh nghiệp; Hơn 30% sổ cổ phần có quyền biểu quyết hợp lệ còn lại của Cienco1 không được xin ý kiến. Cách lý giải của ông Vượng chỉ là hành động chống chế khi phát hiện giả mạo hồ sơ, hợp thức hóa các thủ tục cho việc làm giả mạo Biên bản và Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 13/1/2020 để có thể thay đổi đăng kí kinh doanh lần 11.

Thêm một nội dung trong văn bản gửi C03, ông Hòa cho rằng: CV 102 nêu rõ: Khoản 2 Điều 146 Luật Doanh nghiệp quy định: “Biên bản họp ĐHĐCĐ phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp”. Tức, Biên bản và Nghị quyết chỉ có 1 và nội dung, hình thức của các tài liệu gốc đã được thông qua tại đại hội này là không phù hợp với quy định tại Điều 146 Luật Doanh nghiệp nên Phòng ĐKKD đã ra văn bản từ chối hồ sơ chưa hợp lệ tại thời điểm đố và không thể thực  hiện thủ tục đăng kí theo đề xuất của nhóm ông Đinh Ngọc Vượng. Biên bản và Nghị quyết họp ĐHĐCĐ gốc đã được nhóm ông Đinh Ngọc Vượng chỉnh sửa cả nội dung và hình thức nhằm hợp thức hóa, lừa dối Phòng ĐKKD trong quá trình thẩm tra hồ sơ thay đổi ĐKKD lần thứ 11 – ông Hòa cho biết.

Liên quan đến những nội dung kiến nghị của Cienco 1, ngày 4/9/2020, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã có ý kiến chỉ đạo yêu cầu Bộ Công an; UBND TP Hà Nội làm rõ.

Theo đó, nội dung văn bản 7364/VPCP-V.I ngày 4/9/2020 của Văn phòng Chính phủ cho biết: Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1- Công ty cổ phần có đơn thư gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc thay đổi đăng ký kinh doanh của Tổng công ty.

Về việc này, Phó Thủ tướng Thường Trực Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo yêu cầu UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an kiểm tra, làm rõ phản ánh, kiến nghị của Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1- Công ty cổ phần liên quan đến việc nhóm cổ đông ủy quyền người đại diện nộp hồ sơ thay đổi đăng kí kinh doanh Tổng công ty, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10/2020.

Hy vọng, ngày 15/10/2020 tới đây, những nội dung đơn thư kiến nghị tại nội bộ Cienco 1 sẽ được UBND TP Hà Nội, Bộ Công an kết luận làm rõ nhằm chấm dứt khiến kiện kéo dài tại doanh nghiệp này.

Nhóm PVĐT

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra