Bộ máy tổ chức Hội Nhà báo địa phương: Yếu vì chưa đồng bộ?

Thứ năm, 22/09/2016 08:30 AM - 0 Trả lời

Thời gian qua, với sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của mỗi hội viên, mỗi tổ chức Hội, hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam các cấp đã có rất nhiều khởi sắc, không ngừng phát huy vị thế và tạo được uy tín trong xã hội. Tuy nhiên, cũng còn những ý kiến cho rằng, Hội Nhà báo Việt Nam làm được khá nhiều việc nhưng chưa thực sự mạnh…

(NB&CL) Thời gian qua, với sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của mỗi hội viên, mỗi tổ chức Hội, hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam các cấp đã có rất nhiều khởi sắc, không ngừng phát huy vị thế và tạo được uy tín trong xã hội. Tuy nhiên, cũng còn những ý kiến cho rằng, Hội Nhà báo Việt Nam làm được khá nhiều việc nhưng chưa thực sự mạnh…  Trong nhiều nguyên nhân, sự chưa thống nhất về tổ chức bộ máy hoạt động của Hội Nhà báo địa phương, dẫn đến thực trạng là bộ máy chưa hoàn thiện, chắp vá, mỗi nơi một kiểu, hoạt động chưa đúng tầm của một tổ chức Hội mang tính đặc thù là yếu tố thường được nhắc đến.

Hội Nhà báo Việt Nam là một tổ chức chính trị- xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo với bề dày lịch sử hơn 66 năm xây dựng, trưởng thành, nhưng cho đến nay, bộ máy tổ chức Hội theo hệ thống cả nước vẫn chưa hoàn thiện. Đối với Trung ương Hội thì cơ bản đảm bảo yêu cầu, còn các Hội Nhà báo địa phương vẫn rơi vào tình trạng “xộc xệch”, chưa đồng bộ; không thống nhất về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất, thậm chí về con dấu cũng khác nhau.

Thực tế này dẫn đến việc từ bộ máy, kinh phí cho đến trụ sở, phương tiện làm việc của các cấp Hội địa phương cũng mỗi nơi một kiểu. Dù thực trạng này đã được cải thiện khá nhiều trong nhiệm kỳ IX, nhưng sự cải thiện này  vẫn chưa thật sự tương xứng. Tìm hiểu thực tế, phóng viên báo Nhà báo & Công luận nhận thấy: Nhiều Hội Nhà báo địa phương được cấp ủy, chính quyền địa phương  nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò, vị trí, chức năng tạo điều kiện nên có bộ máy, kinh phí, trụ sở… khá đồng bộ, vì thế hoạt động Hội tại địa phương rất khí thế và hiệu quả… Nhưng cũng còn không ít Hội Nhà báo địa phương hoạt động trong điều kiện khó khăn, thiếu, yếu nhiều bề như không có trụ sở, không có biên chế, kinh phí được cấp quá èo uột, điển hình là vấn đề nhân sự. Tỉnh này kiên quyết cán bộ đương chức mới bố trí làm Thường trực, tỉnh kia thì dùng người nghỉ hưu làm công tác Hội; tỉnh này có 2 biên chế, tỉnh kia có 5, 7 biên chế… Hay có Hội Nhà báo mà Thường trực Hội chỉ có nhân viên văn thư, thủ quỹ, còn cán bộ chủ chốt đều kiêm nhiệm; Thường trực không giữ các chức danh chủ chốt... Thực trạng này dẫn đến việc cùng một chủ trương của Hội Nhà báo Việt Nam  thì mỗi Hội Nhà báo địa phương triển khai một kiểu, tùy thuộc vào sự chỉ đạo, sự hỗ trợ của cấp ủy chính quyền địa phương và cũng tùy thuộc vào khả năng của cán bộ lãnh đạo từng Hội.

[caption id="attachment_122211" align="aligncenter" width="640"]dsc02497 Vấn đề tổ chức bộ máy của Hội Nhà báo địa phương đã được nêu ra bàn ở nhiều Hội nghị toàn quốc do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhưng vẫn chưa giải quyết được.[/caption]

Có thể lấy ví dụ để thấy rõ sự khác biệt không hề nhỏ. Nếu như Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên có 132 hội viên, văn phòng Hội Nhà báo tỉnh được bố trí trụ sở làm việc khang trang, có ô tô phục vụ hoạt động, có 6 biên chế và ngân sách cấp hơn 2 tỷ đồng kinh phí hoạt động hàng năm thì cách đó không xa, Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam có 120 hội viên, không có biên chế chuyên trách (chỉ có 1 đồng chí đảm nhận công tác Hội nhưng ăn lương của Đài PT-TH Hà Nam), kinh phí hoạt động hàng năm chỉ hơn 200 triệu đồng… Vì vậy, không cần làm phép tính phức tạp, chỉ cần nhìn cũng thấy, vì sao chất lượng hoạt động không đồng đều giữa các Hội Nhà báo địa phương. Và dường như “Ba không” vẫn là câu chuyện “buồn” chưa có hồi kết…

Rất nhiều cán bộ làm công tác Hội chia sẻ: chính sự chưa thống nhất về tổ chức bộ máy này đã dẫn đến không ít hệ luỵ, khiến Hội Nhà báo địa phương gặp nhiều khó khăn. Trước hết, là vai trò của Hội Nhà báo địa phương còn bị xem nhẹ, chưa được đánh giá đúng tầm; Đến nay cán bộ Hội không được công nhận là công chức hay viên chức (không được hưởng phụ cấp công vụ), biên chế không cụ thể; Kinh phí được cấp không được hạch toán mà chỉ là hỗ trợ, do vậy phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế xin- cho… Cũng chính vì thế, hiện nay việc thu hút, sắp xếp, bố trí những cán bộ có năng lực, tâm huyết, trẻ làm chuyên trách Hội ở các địa phương rất khó khăn…

Vấn đề tổ chức bộ máy của Hội Nhà báo địa phương đã được nêu ra bàn tại nhiều Hội nghị, hội thảo, tại các cuộc làm việc giữa Hội Nhà báo Việt Nam với các ngành chức năng và chính quyền địa phương. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức quy định rõ về vấn đề này. Vì vậy câu hỏi: Bộ máy hoạt động: Yếu vì thiếu đồng bộ? vẫn là câu hỏi đầy trăn trở mà những người làm công tác Hội địa phương nói riêng và của Hội Nhà báo Việt Nam nói chung phải tìm ra câu trả lời trong thời gian tới.

Hiện nay, Hội Nhà báo Việt Nam có 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố với gần 12.900 hội viên. Về tổ chức bộ máy, tính đến thời điểm này có 52 HNB tỉnh, thành phố có Chủ tịch và Phó Chủ tịch chuyên trách (18 Chủ tịch, 43 Phó Chủ tịch, 1 Ủy viên Thường trực) và 11 HNB tỉnh, thành phố có Chủ tịch, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm (11 Chủ tịch, 21 Phó Chủ tịch). Có 41 HNB tỉnh, thành phố có cán bộ phụ trách công tác Văn phòng; 3 HNB tỉnh, thành phố có Phó Chủ tịch và Phó Chủ tịch Thường trực kiêm nhiệm công tác Văn phòng (Đồng Nai (PCT), Kiên Giang, Thừa Thiên Huế (PCTTT); 19 HNB tỉnh, thành phố không có cán bộ phụ trách công tác Văn phòng. Về trụ sở, có 35 HNB tỉnh, thành phố có trụ sở riêng; 11 HNB tỉnh, thành phố có trụ sở nằm trong khu Liên Cơ quan; 17 HNB tỉnh, thành phố phải mượn hoặc thuê trụ sở để làm việc.

Về kinh phí hoạt động, có 20 HNB tỉnh, thành phố được cấp kinh phí hoạt động từ 1- 2 tỷ đồng/năm trở lên và 26 HNB tỉnh, thành phố được cấp kinh phí hoạt động từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/năm; có 15 HNB tỉnh, thành phố được cấp kinh phí hoạt động dưới 500 triệu đồng/năm. Đặc biệt, HNB Sóc Trăng, HNB Bình Dương không được tỉnh cấp kinh phí hoạt động hàng năm mà chỉ cấp khi tổ chức sự kiện. Về biên chế, phương tiện hoạt động, có 18 HNB tỉnh, thành phố có số lượng biên chế trên 5 người; 38 HNB tỉnh, thành phố có số lượng biên chế dưới 5 người; 7 HNB tỉnh, thành phố không có biên chế, bao gồm: Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Tháp, Hà Nam, Ninh Bình, Ninh Thuận, Tây Ninh; có 28 HNB tỉnh, thành phố có xe ô tô phục vụ hoạt động…

Ngọc Lành

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo