Bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất là đi ngược lại sự phát triển

Thứ năm, 27/07/2023 15:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hầu hết, các chuyên gia cho rằng, việc loại bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất sẽ là một bước lùi, càng gây khó cho thị trường bất động sản.

Tranh cái việc loại bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có công điện yêu cầu trước thời điểm 31/7/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44 quy định về giá đất. 

Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu cơ quan này sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36 về quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.

bo phuong phap thang du trong dinh gia dat la di nguoc lai su phat trien hinh 1

Toàn cảnh Hội thảo “Định giá đất phù hợp để khai thông dự án”. (Ảnh: Việt Vũ)

Trong Hội thảo “Định giá đất phù hợp để khai thông dự án”, diễn ra vào chiều 27/7, TS Trần Xuân Lượng, chuyên ngành bất động sản, Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức để phục hồi. Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là công tác định giá đất.

“Công tác định giá đất ở nhiều địa phương gặp khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, dẫn đến việc việc định giá đất cụ thể rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư”, TS Trần Xuân Lượng nói.

Vì vậy, việc Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, sửa đổi Nghị định 44 và Thông tư 36 là rất cần thiết để giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp, từ đó tạo bước ngoặt cho thị trường bất động sản hồi phục sau giai đoạn khó khăn vừa qua.

Ông Lượng cho biết, trước đây, việc định giá đất sẽ dựa vào 5 phương pháp, so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất. Nhìn chung, các phương pháp định giá đất này về cơ bản là phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, trong dự thảo Nghị định 44 sửa đổi, Bộ Tài nguyên và Môi trường giữ lại 3 phương pháp định giá đất, nhưng lại bỏ 2 phương pháp là “phương pháp thặng dư” và “phương pháp chiết trừ”.

“Vấn loại bỏ phương pháp thặng dư có thể gây ra ảnh hưởng rất lớn và khiến việc định giá đất quay trở về thời kỳ trước năm 2007”, TS Lượng nói.

Có thể hiểu rằng, hiện nay, khi phát triển một dự án bất động sản, doanh nghiệp luôn phải tính toán rất kỹ bài toán đầu tư, chi phí phát triển dự án và lợi nhuận thu được. Trong đó, giá đất là một trong những cấu phần rất quan trọng để quyết định có đầu tư dự án hay không. 

Để tính toán được giá đất, hầu hết dự án bất động sản hiện nay đều áp dụng phương pháp thặng dư. Đây là là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất. 

Phương pháp này được tính bằng cách loại trừ tổng chi phí ước tính ra khỏi tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản.

Phương pháp thặng dư trong định giá đất sẽ phản ánh đúng giá trị của bất động sản. Nhờ phương pháp này, doanh nghiệp sẽ ước tính được khả năng thặng dư của dự án trong tương lai một cách chính xác nhất. Sau khi trừ đi các chi phí đầu tư xây dựng, tiền sử dụng đất trả cho nhà nước, doanh nghiệp sẽ biết được mình có lợi nhuận bao nhiêu để ra quyết định đầu tư. 

Do đó, TS Trần Xuân Lượng cho rằng, việc bỏ phương pháp thặng dư  làm gia tăng khó khăn cho công tác vốn dĩ đã rất khó này. Chưa kể, hệ lụy có thể lường trước là nhiều phân khúc của thị trường bất động sản vì thế sẽ không được định giá phù hợp, gây ra tình trạng tắc nghẽn thị trường trong điều kiện Việt Nam đang có nhu cầu phát triển dự án rất lớn.

“Phương pháp thặng dư là một phương pháp định giá đất khoa học và được thế giới thừa nhận. Phương pháp này được các nước trên thế giới xây dựng thành Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế hoặc tiêu chuẩn thẩm định giá của từng nước trên cơ sở kết hợp các cách tiếp cận từ thị trường, chi phí, thu nhập và áp dụng rộng rãi vào thực tiễn định giá đất đai, tài sản của các nước. Do đó, việc loại bỏ phương pháp này cần được xem xét”, ông Lượng nói.

Bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất là đi ngược lại sự phát triển

Ông Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất là đi ngược lại sự phát triển.

bo phuong phap thang du trong dinh gia dat la di nguoc lai su phat trien hinh 2

Bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất là đi ngược lại sự phát triển. (Ảnh: DK)

Ông Ánh chưa rõ lấy cơ sở nào khiên cơ quan soạn thảo loại bỏ dự  phương pháp thặng dư trong định giá đất: “Bởi thực tế, trong tất cả các giáo trình, các cuốn sách giáo khoa hướng dẫn định giá tài sản đều có phương pháp thặng dư. Phương pháp này được thế giới tổng kết ra không phải ngày một ngày hai mà dựa trên một quá trình đưa ra áp dụng trong thực tiễn và hoàn thiện với lịch sử cả trăm năm”, ông Ánh nói.

Với điều kiện cơ sở về khoa học và thực tiễn, phương pháp này hiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Thực tế, căn cứ vào mục đích sử dụng đất, mỗi loại sẽ cần phương pháp định giá khác nhau với giá trị riêng không thể thay thế.

 Riêng phương pháp thặng dư, với ý nghĩa giúp xác định giá đất cho mục đích sử dụng trong tương lai, đây là phương pháp vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế. Ví dụ như đất cần định giá để phát triển thành bất động sản công nghiệp, kinh doanh thương mại, dự án bất động sản thì chỉ có thặng dư mới là phương pháp chính xác nhất.

Với Việt Nam, đây càng là vấn đề quan trọng khi chúng ta đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu về đất lớn. Vậy nên, sẽ là vô lí và khó hiểu khi Việt Nam chối bỏ kinh nghiệm thế giới, bỏ đi phương pháp có cơ sở khoa học, thực tiễn và được áp dụng rộng rãi như phương pháp thặng dư.

Trường hợp phương pháp thặng dư thực sự bị loại bỏ khỏi các quy định điều tôi lo là chính ta tự tước “vũ khí” để định giá trong khi ta cần các công cụ có có sở lí luận và thực tiễn. Hậu quả là ta thiếu đi nền tảng, phương pháp định giá phù hợp nhất với nhiều loại hình đất đai, đặc biệt là đất liên quan tới phát triển dự án.

Hệ lụy có thể lường trước là nhiều phân khúc của thị trường bất động sản vì thế sẽ không được định giá phù hợp, gây ra tình trạng tắc nghẽn thị trường trong điều kiện Việt Nam đang có nhu cầu phát triển dự án rất lớn. Ta đã chứng kiến khi thị trường đầu tàu như bất động sản  gặp khó khăn, hậu quả dây chuyền với hàng chục ngành nghề lĩnh vực khủng khiếp ra sao, kéo theo là ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế cả nước.

“Một cách tổng thể, rõ ràng, bỏ phương pháp thặng dư là đi ngược lại sự phát triển của thị trường bất động sản nói riêng và kinh tế nói chung. Đó sẽ là sai lầm đáng tiếc có thể kéo lùi sự phát triển trong điều kiện nước ta đang chớp cơ hội để phục hồi và phát triển mạnh mẽ”, ông Ánh nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch HoREA nhắn nhủ doanh nghiệp bất động sản về bài học 'nhớ đời'

Chủ tịch HoREA nhắn nhủ doanh nghiệp bất động sản về bài học "nhớ đời"

(CLO) Chủ tịch HoREA mong muốn doanh nghiệp bất động sản rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá, nhớ đời để cùng chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Bất động sản
Bình Dương lên kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Bình Dương lên kế hoạch di dời các khu công nghiệp

(CLO) Mới đây, Sở Công Thương Bình Dương đã có thông tin về kế hoạch, lộ trình di dời các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Bất động sản
Nhu cầu tìm mua căn hộ tại thị trường phía Nam tiếp tục tăng mạnh

Nhu cầu tìm mua căn hộ tại thị trường phía Nam tiếp tục tăng mạnh

(CLO) Do đáp ứng nhu cầu ở thực, loại hình căn hộ chung cư vẫn chuộng người mua, đặc biệt là các sản phẩm trong phân khúc vừa túi tiền vẫn luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

Bất động sản
TP HCM: Tình trạng khát nguồn cung sẽ khiến giá nhà tiếp tục bị đẩy lên cao

TP HCM: Tình trạng khát nguồn cung sẽ khiến giá nhà tiếp tục bị đẩy lên cao

(CLO) Đến đầu quý II/2024, nguồn cung của thị trường bất động sản TP HCM mặc dù có tín hiệu tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được lực cầu của thị trường. Do đó, nhiều chuyên gia lo ngại thị trường này vẫn sẽ tiếp tục đà tăng giá, đặc biệt là với loại hình căn hộ chung cư.

Bất động sản
Chủ đầu tư dự án Louis City Hoàng Mai kiến nghị UBND TP về việc khấu trừ chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Chủ đầu tư dự án Louis City Hoàng Mai kiến nghị UBND TP về việc khấu trừ chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(CLO) Ngày 13/5/2024, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Hoàng Mai - Chủ đầu tư Dự án Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ (Louis City Hoàng Mai) đã có văn bản số 75/2024/HM-PTDA2 gửi UBND TP. Hà Nội về việc cơ chế khấu trừ 143 tỷ đồng chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

Bất động sản