Bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND là "thu hẹp" quyền lựa chọn của người dân

Thứ hai, 14/11/2022 15:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội cho rằng, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã sửa theo hướng bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân là đã thu hẹp bớt quyền lựa chọn của người dân, đã bỏ đi một cơ chế giải quyết có tính linh hoạt và có tính ưu việt riêng.

Bổ sung thêm số lượng lớn tranh chấp đất đai UBND giải quyết sang TAND sẽ có nguy cơ quá tải

Tham gia góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước Quốc hội (ngày 14/11), trong đó, có vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho biết, theo khoản 1 Điều 235 của dự thảo luật quy định "tranh chấp đất đai và tài sản gắn liền với đất do Tòa án nhân dân (TAND) giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự".

bo tham quyen giai quyet tranh chap dat dai cua ubnd la thu hep quyen lua chon cua nguoi dan hinh 1

Đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) tham gia thảo luận trước Quốc hội.

Theo bà Hoa, quy định của luật hiện hành thì các tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do TAND giải quyết.

Loại tranh chấp không có giấy chứng nhận và giấy tờ thì đương sự lựa chọn giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại TAND.

Về nội dung này, đại biểu đoàn Nam Định bày tỏ nhất trí với quan điểm của Thường trực Ủy ban Tư pháp trong báo cáo tham gia thẩm tra cho rằng đây là sự thay đổi rất lớn về chính sách giải quyết tranh chấp đất đai nên cần cân nhắc thận trọng và cần tổng kết kỹ, lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan và lấy ý kiến của TAND tối cao.

"Quy định như dự thảo luật đã hạn chế quyền của đương sự trong việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai, đồng thời quy định này sẽ không bảo đảm tính khả thi và không phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta, nhất là đối với ngành TAND", bà Hoa nói.

Theo đại biểu Mai Thị Phương Hoa, trong năm 2022, TAND các cấp đã thụ lý khoảng hơn 500.000 vụ việc và khoảng hơn 11.000 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, với số lượng biên chế toàn ngành cũng rất hạn chế; nếu bổ sung thêm số lượng lớn tranh chấp đất đai đang thuộc thẩm quyền của UBND giải quyết chuyển sang hệ thống TAND thì sẽ có nguy cơ quá tải. Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc kỹ việc này.

bo tham quyen giai quyet tranh chap dat dai cua ubnd la thu hep quyen lua chon cua nguoi dan hinh 2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy - Đoàn Bắc Kạn.

Hơn 700 vụ tranh chấp đất đai UBND cấp huyện giải quyết chưa có thông tin.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho biết, Luật hiện hành đã quy định ngoài TAND thì có Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và dự thảo luật sửa theo hướng là bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND. Đại biểu đề nghị hết sức cân nhắc đối với sửa đổi này.

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ nêu 5 lý do: Thứ nhất, kể từ khi thành lập nước đến nay, mặc dù trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, song pháp luật Việt Nam luôn giao cho UBND là một trong những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Bởi vì đây là cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, cho nên việc thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến nguồn gốc đất, liên quan đến quá trình sử dụng đất rất thuận lợi, do các hồ sơ, tài liệu này đều đang được lưu giữ tại cơ quan hành chính.

Thứ hai, không phải là không có lý khi pháp luật giao cho UBND chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với loại đất mà không có một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

Theo bà Nguyễn Thị Thuỷ, hiện nay, pháp luật đang đồng thời giao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho Tòa án đối với đất không có giấy tờ, nhưng sau khi thụ lý hồ sơ thì Tòa án đều phải có văn bản đề nghị UBND cung cấp hồ sơ, tài liệu thì mới có căn cứ giải quyết, cho nên thời gian giải quyết sẽ bị kéo dài hơn.

bo tham quyen giai quyet tranh chap dat dai cua ubnd la thu hep quyen lua chon cua nguoi dan hinh 3

Đại biểu tham dự phiên thảo luận.

Thứ ba, việc sửa đổi luật thì phải trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn. Tuy nhiên, theo đại biểu đoàn Bắc Kạn nghiên cứu báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành luật và các tài liệu trong hồ sơ dự án luật thì không có thông tin về lý do tại sao lại bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND, cũng như không có bất cứ số liệu nào thống kê về số liệu mà Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp đất từ khi luật có hiệu lực đến nay.

"Báo cáo của Bộ TN&MT chỉ mới thống kê được số lượng vụ việc tranh chấp do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết là 1.922 vụ, còn toàn bộ số liệu thống kê về số lượng vụ tranh chấp hơn 700 vụ UBND cấp huyện giải quyết chưa có thông tin. Do vậy, căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất sửa đổi quy định này vẫn đang còn thiếu, chưa có căn cứ", bà Thuỷ nêu.

Thứ tư, pháp luật hiện hành đang giao cho 2 cơ quan cùng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, đó là TAND và UBND. Theo đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ, việc quy định như vậy nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm được sự lựa chọn cơ quan giải quyết việc tranh chấp của mình, trong đó cơ chế giải quyết thông qua UBND thủ tục đơn giản hơn, người dân không phải nộp lệ phí.

"Dự thảo đã sửa theo hướng bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND là đã thu hẹp bớt quyền lựa chọn của người dân, đã bỏ đi một cơ chế giải quyết có tính linh hoạt và có tính ưu việt riêng", bà Thuỷ phát biểu.

Thứ năm, thực tế giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay của người dân cũng đang được giao cho nhiều cơ quan trong hệ thống chính trị cùng vào cuộc và còn rất áp lực. Bà Nguyễn Thị Thuỷ cho rằng, nếu dự thảo giao hết việc này cho Tòa án và bổ sung thêm trọng tài thương mại được giải quyết một số vụ việc phát sinh từ hoạt động thương mại như Điều 235 thì khả năng đảm đương của các cơ quan này như thế nào cũng chưa được báo cáo đánh giá tác động đề cập.

Từ những lý do nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ đề nghị tiếp tục giữ quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND như quy định của pháp luật hiện hành để tạo điều kiện cho người dân có thêm sự lựa chọn về cơ chế giải quyết tranh chấp của mình.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật

(CLO) Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV được tiến hành theo 2 đợt. Trong đó, đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024. Về công tác lập pháp, dư kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết.

Tin tức
Đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh: Kỳ tích của dân tộc

Đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh: Kỳ tích của dân tộc

(CLO) Với tổng chiều dài toàn tuyến lên tới 20.000km, xuyên Bắc-Nam và ba nước Đông Dương, vươn tới tất cả các chiến trường, 5 trục dọc, 21 trục ngang như một trận đồ phủ kín dãy Trường Sơn, cả sườn Đông lẫn sườn Tây, giúp vận chuyển hơn 1 triệu tấn hàng, vũ khí vào các chiến trường miền Nam trong mưa bom bão đạn..., Đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta là con đường huyền thoại, là kỳ tích thể hiện sự sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tin tức
Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

(CLO) Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144). Báo Nhà báo và Công luận xin trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định.

Tin tức
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người “Việt Nam hóa” những lý tưởng vĩ đại của thế giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người “Việt Nam hóa” những lý tưởng vĩ đại của thế giới

(NB&CL) Trong bài viết với tiêu đề “Hồ Chí Minh: Nghĩ về một người đàn ông “Việt Nam hóa” những lý tưởng vĩ đại của thế giới”, hãng thông tấn APS của Algeria từng khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người biết cách kết hợp những lý tưởng vĩ đại của thế giới với bản sắc Việt Nam. Và không chỉ APS, báo chí quốc tế luôn dành cho vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam sự kính phục và ngưỡng mộ lớn.

Tin tức
Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Đường phố Hà Nội những ngày này rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Tin tức