Bộ TN&MT: Tích cực triển khai nhiều nhiệm vụ thực thi các cam kết tại COP 26

Thứ ba, 26/07/2022 16:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong việc góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Để thực hiện các cam kết tại COP 26, Bộ TN&MT đã và đang đề xuất với CP sớm ban hành một loạt các văn bản pháp lý quan trọng. 

Là một trong 6 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các cam kết “xanh”, được cộng đồng quốc tế đánh giá như là hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp đi đầu cho “ngôi nhà chung” an toàn của nhân loại.

bo tnmt tich cuc trien khai nhieu nhiem vu thuc thi cac cam ket tai cop 26 hinh 1

Việt Nam có nhiều cơ hội để thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam xác định đoàn kết ứng phó biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên là ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách. Đây cũng là bước đi dài để bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho mọi người dân và đóng góp trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế phát triển bền vững trong thời gian tới.

Đặc biệt, tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Theo đó, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thoả thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Đồng thời, Việt Nam cam kết giảm phát thải khí mê-tan 30% vào năm 2030... Các cam kết mạnh mẽ và những ý kiến đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với BĐKH.

Tại phiên họp lần thứ 3, Ban chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - COP26 (ngày 14/7), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao nhiều nhiệm vụ cho Bộ TN&MT.

Trước mắt, trong tháng 7/2022, Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT hoàn thiện, trình lãnh đạo Chính phủ ký ban hành Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26. Đó là cơ sở để Văn phòng Chính phủ rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030.

Ngoài ra, Bộ TN&MT phối hợp với đơn vị chủ trì là Bộ Tài chính khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam theo quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đề xuất các loại thuế, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, xanh.

Về Đề án tổ chức Hội nghị đối thoại hợp tác với các đối tác phát triển về triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" và chuyển đổi năng lượng, Thủ tướng yêu cầu làm rõ nhu cầu cần hỗ trợ cụ thể của mỗi bộ, ngành, lĩnh vực để thực hiện mục tiêu Việt Nam cam kết tại COP26. Thủ tướng giao Bộ TN&MT và Bộ Ngoại giao khẩn trương dự thảo, đàm phán với đối tác, đảm bảo tính công bằng, công lý, khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và xu hướng phát triển của nhân loại.

Để thực hiện kế hoạch đàm phán, Thủ tướng yêu cầu, trước cuối tháng 8/2022, các bộ phối hợp với Bộ TN&MT khẩn trương xây dựng hoàn thành các báo cáo nền về chuyển đổi công bằng trong khai thác, chế biến nhiên liệu hóa thạch; chuyển đổi công bằng trong sản xuất điện (Bộ Công Thương); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực xây dựng và quản lý tòa nhà (Bộ Xây dựng); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng tới an sinh, xã hội và việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

bo tnmt tich cuc trien khai nhieu nhiem vu thuc thi cac cam ket tai cop 26 hinh 2

“Thay đổi” để hiện thực hóa cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP 26

Ngoài ra, thời gian tới, các Bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TN&MT, Xây dựng ban hành các hướng dẫn về kiểm kê khí nhà kính, đo đạc - báo cáo - thẩm định đảm bảo nội dung, tiến độ theo đúng quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

Thực hiện các cam kết khác của Việt Nam tại COP26, Thủ tướng giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam; trên cơ sở NDC đã gửi Liên hợp quốc năm 2020, bổ sung những điểm mới, nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết đã đưa ra tại Hội nghị COP26, hoàn thành trong tháng 9/2022. Trên cơ sở kiến nghị của Bộ TN&MT, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo Chính phủ về những bất cập để sửa đổi các quy định hiện hành tạo thông thoáng cho các hoạt động phát triển năng lượng tái tạo; nghiên cứu việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ chấp thuận hoạt động đo gió, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tác động môi trường trên biển phục vụ lập các dự án điện gió có tính cấp bách. Bộ TN&MT khảo sát, đánh giá tổng thể về tiềm năng điện gió trên cả nước.

Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Nội vụ (đơn vị chủ trì) và các bộ, ngành liên quan đề xuất phương án tăng cường cán bộ cho lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu tại tất cả các cấp, các ngành, theo hướng cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Về phần Bộ TN&MT, để thực hiện các cam kết tại COP 26, Bộ TN&MT đã và đang đề xuất với Chính phủ sớm ban hành một loạt các văn bản pháp lý quan trọng, làm cơ sở triển khai như: Nghị định quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn; Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia để triển khai thực hiện; Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam… Đây là những văn bản pháp lý, công cụ để thực hiện các cam kết về ứng phó với BĐKH của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ xây dựng đề án về nhiệm vụ, giải pháp đột phá triển khai kết quả Hội nghị COP26 về BĐKH; thành lập Ban chỉ đạo để đề xuất cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi và tận dụng các cơ hội huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển hạ tầng BĐKH và phát triển năng lượng tái tạo; Hoàn thiện cập nhật Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050… Cùng với đó, Bộ TN&MT đề nghị các Bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và các cam kết được Thủ tướng Chính phủ tuyên bố tại Hội nghị COP26.

PV

Tin khác

Hàng trăm người nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ ven biển ở Quảng Bình

Hàng trăm người nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ ven biển ở Quảng Bình

(CLO) Hơn 300 người dân cùng các lực lượng chức năng đã nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ trên cát chưa rõ nguyên nhân, xảy ra ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).

Đời sống
Du khách chen chân 'giải nhiệt' ở biển Sầm Sơn

Du khách chen chân "giải nhiệt" ở biển Sầm Sơn

(CLO) Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) trong những ngày đầu nghỉ lễ dịp 30/4 - 1/5 đã đón hàng chục nghìn du khách từ các tỉnh lân cận đổ về "giải nhiệt".

Đời sống
Dự báo thời tiết 30/4/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết 30/4/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 30/4/2024, Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt với nhiệt có nơi trên 42 độ.

Đời sống
Gia Lai: Cánh quạt điện gió bất ngờ bị gãy khi đang bảo dưỡng

Gia Lai: Cánh quạt điện gió bất ngờ bị gãy khi đang bảo dưỡng

(CLO) Trong quá trình hiệu chỉnh góc quay hướng gió đã gặp phải sấm sét, gió giật mạnh... khiến một cánh quạt bất ngờ bị gãy.

Đời sống
Gần 3.000 người bị tước Giấy phép lái xe trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4

Gần 3.000 người bị tước Giấy phép lái xe trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4

(CLO) Ngày thứ 3 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 15.541 trường hợp, phạt 35 tỷ 136,4 triệu đồng, tước 2.929 Giấy phép lái xe các loại.

Đời sống