(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, việc xử lý các dự án chậm tiến độ, dự án treo phải bám sát nguyên tắc, một là không làm thất thoát tài sản của Nhà nước; hai là không để lợi dụng hợp thức hóa những sai phạm; ba là không làm ảnh hưởng đến người dân.
Sáng nay (28/10), ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những giải trình, làm rõ ý kiến của đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến lĩnh vực của ngành tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội của Quốc hội.
Lãng phí đất đai là do các dự án chậm tiến độ, dự án treo
Giải trình ý kiến của đại biểu về công tác quản lý đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (TN&MT) khẳng định, đây là vấn đề hết sức quan trọng và bày tỏ sự đồng tình, thống nhất về nhận xét của đại biểu về những vấn đề tồn tại, bất cập hiện nay.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, lãng phí đất đai là do các dự án chậm tiến độ, dự án treo. "Trước đây, có 28.155 hecta, trong thời gian vừa qua chúng ta đã giải quyết được trên 10.000 hecta, như vậy hiện nay còn 18.000", ông Hà thông tin.
Về các nguyên nhân, ông Trần Hồng Hà nêu 4 nguyên nhân chính: Nguyên nhân thứ nhất, do vấn đề chậm giải phóng mặt bằng; Nguyên nhân thứ hai, do các quy hoạch đang thay đổi; Nguyên nhân thứ ba, nguyên nhân hiện nay các nhà đầu tư đã lựa chọn là các nhà đầu tư kém năng lực nên không đầu tư được.
Nguyên nhân thứ tư, trong quá trình mà xử lý thì các vấn đề về pháp luật đất đai, các pháp luật có liên quan có những khoản chồng chéo nên đối với vấn đề này khi các dự án này là những dự án đã vi phạm pháp luật do cơ quan quản lý, người quản lý hoặc do các nhà đầu tư đã có kết luận của thanh tra hoặc có bản tuyên án của Tòa án hoặc là ý kiến Ủy ban Kiểm tra.
Để giải quyết tình trạng nêu trên, Bộ trưởng Bộ TN&MT cho biết, đối với các dự án hiện nay tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong lịch sử, Chính phủ đã lập một đề án và đã tập trung 4 thành phố, hiện nay có trên gần 2.000 dự án đang vướng mắc, đã đưa ra các phương án để xử lý và đề xuất các cấp có thẩm quyền. Thời gian tới những vấn đề lớn sẽ báo cáo với Bộ Chính trị, xin Bộ Chính trị giao cho các cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý.
Theo ông Trần Hồng Hà, việc xử lý các dự án chậm tiến độ, dự án treo phải bám sát nguyên tắc, một là không làm thất thoát tài sản của Nhà nước; hai là không để lợi dụng hợp thức hóa những sai phạm; ba là không làm ảnh hưởng đến bên thứ ba ngay tình, tức là liên quan đến các dự án hiện nay ảnh hưởng đến hàng nghìn các hộ dân.
Sẽ thay đổi cơ bản phương pháp định giá đất
Liên quan đến việc lợi dụng trong các chính sách đất đai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Luật Đất đai lần này sẽ tập trung rất cụ thể vào các công cụ như quy hoạch, kế hoạch, vấn đề liên quan đến định giá và hầu hết các phương thức giao đất sẽ là đấu thầu và đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch, trên cơ sở nguyên tắc như đại biểu Nguyễn Minh Thông đã nói là vấn đề định giá.
"Hiện nay chúng ta được quy định trong luật khung giá, bảng giá và định giá cụ thể, mặc dù vậy khung giá và bảng giá vẫn không sát thị trường, thêm vào đó là các cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai, giá đất được thu thập không đầy đủ, chính xác", ông Trần Hồng Hà nói.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ TN&MT, lần này sẽ thay đổi cơ bản phương pháp định giá trên cơ sở xây dựng những điều kiện khác để thực hiện như là các cơ sở dữ liệu về đất đai bao gồm giá đất, quy định về các hợp đồng, chế định trách nhiệm phải qua sàn giao dịch và đăng ký đối với người dân. "Tất cả những vấn đề đó chúng ta sẽ làm và cũng không thể làm bằng thông tư được, bởi vì để có một phương pháp định giá mới thì phải thay đổi ngay từ trong luật và thay đổi một cách cơ bản phương pháp định giá mới", ông Hà nêu rõ.
Đấu giá chọn về đầu tư, chọn công nghệ để giải quyết vấn đề môi trường
Về vấn đề biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, đây là một vấn đề hết sức lớn, vấn đề biến đổi khí hậu đã đến một thời điểm là vấn đề hết sức gay gắt, phức tạp và trở thành vấn đề sống còn nếu không có những quyết định kịp thời. Chính vì vậy, việc Việt Nam đã thể hiện cam kết, khẳng định trách nhiệm tại Hội nghị biến đổi khí hậu, đó là một con đường để Việt Nam vượt qua thách thức của chính mình và thể hiện trách nhiệm.
"Hiện nay nói về pháp lý chúng ta đã có Luật Khí tượng thủy văn, nói về thích ứng có Luật Bảo vệ môi trường, nói về giảm phát thải chúng ta đã có Nghị định 06 của Chính phủ và nói về Quyết định 01 về xác định các đối tượng sẽ giảm tải. Chúng ta đã tiến hành đàm phán với các nước về chuyển đổi năng lượng, đã thực hiện chuyển đổi sơ đồ điện VIII theo hướng cơ cấu năng lượng tái tạo tăng lên, v.v..", ông Trần Hồng Hà nêu và cho rằng, Việt Nam đang đứng trước thách thức này, chắc chắn đó là quá trình chuyển đổi chung của toàn cầu, của thế giới và các chính sách kèm theo. Nếu tận dụng cơ hội theo được xu hướng này thì sẽ chuyển đổi được nền kinh tế theo hướng kinh tế carbon thấp, chuyển đổi xanh và Việt Nam có tiềm năng rất lớn.
Về vấn đề môi trường, Bộ trưởng Bộ TN&MT cho biết, từ nay đến năm 2025, Bộ sẽ đưa ra các mô hình về công nghệ, sẽ giải quyết các vấn đề liên quan lựa chọn các nhà đầu tư và sẽ có chính sách để làm sao các dự án về hạ tầng, về môi trường, hạ tầng về biến đổi khí hậu, đây là những dự án cần ưu tiên và sẽ có cơ chế ưu tiên quỹ đất này. "Chúng ta đấu giá là chọn về đầu tư, chọn công nghệ chứ không phải đấu giá về đất đai để thực hiện các dự án này", ông Hà nhấn mạnh.
Về vấn đề xã hội, nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã xác định đây là những đối tượng mà Nhà nước sẽ tạo quỹ đất và không thu tiền sử dụng đất đối với việc này để làm sao giá nhà xã hội, giá nhà ở sinh viên hợp lý, bên cạnh đó sẽ phát triển các chuỗi cung ứng khác cao cấp hơn thì sẽ theo thị trường.
(CLO) Đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương trong duy trì, thúc đẩy và phát triển tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu thời gian qua, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị tiếp tục tận dụng, khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đặc biệt, ưu tiên của Chính phủ là đàm phán, thiết lập các FTA mới.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong bối cảnh hiện nay cần bứt phá, tăng tốc để thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, trong đó có mục tiêu xây dựng 3.000 km cao tốc tới năm 2025 và 5.000 km cao tốc tới năm 2025; đồng thời ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục hậu quả, thiệt hại rất nặng nề do bão lũ, thiên tai gây ra.
(CLO) Chiều 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thống kê sơ bộ cho thấy siêu bão số 3 đã gây thiệt hại về hạ tầng giao thông khoảng 40 nghìn tỷ đồng, phải có giải pháp bù đắp lại những thiệt hại này, trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, thúc đẩy 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông vận tải.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị, địa phương bao che, giấu giếm khuyết điểm cho cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm và định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 10) trao đổi kết quả xử lý kỷ luật với cơ quan gửi thông báo vi phạm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.