Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chậm gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng ngày nào, có lỗi với dân ngày đó

Thứ sáu, 27/08/2021 10:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tình hình giãn cách xã hội nghiêm ngặt, nhưng TP. Hồ Chí Minh đã chi trả hỗ trợ hơn 3.000 tỷ và triển khai 1,8 triệu gói an sinh xã hội, trong đó có trên 500 nghìn người lao động tự do đã được hỗ trợ.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, chiều ngày 26/8, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức Hội nghị giao ban đôn đốc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg tại địa phương theo hình thức trực tuyến.

Sau khi nghe các địa phương báo cáo tiến độ triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP (NQ 68) và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg (QĐ 23), phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm, thu nhập và cuộc sống thường ngày của người dân, công nhân, lao động tự do.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo giao ban đôn đốc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg tại địa phương theo hình thức trực tuyến (ảnh nguồn internet).

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo giao ban đôn đốc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg tại địa phương theo hình thức trực tuyến (ảnh nguồn internet).

Bộ trưởng nhấn mạnh lại một lần nữa, mục tiêu của Chính phủ trước hết là kiềm chế, hạn chế, tiến tới đẩy lùi, kiểm soát được dịch bệnh trên quy mô cả nước. Đối với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp ranh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, cho nên các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 cần cố gắng làm sao kết thúc giãn cách sớm, giữ vững vùng xanh đối với các tỉnh, các địa bàn chưa bị, ít bị ảnh hưởng.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, việc triển khai NQ 68 và QĐ 23 trên cả nước trong thời gian qua về cơ bản là tương đối đồng bộ, khẩn trương, nhiều nơi đạt kết quả tốt. Bộ trưởng biểu dương TP. Hồ Chí Minh, một thành phố với dân số đông đúc, đối tượng đa dạng, tình hình giãn cách xã hội nghiêm ngặt, nhưng đã chi trả hỗ trợ hơn 3.000 tỷ và triển khai 1,8 triệu gói an sinh xã hội, trong đó có trên 500 nghìn người lao động tự do đã được hỗ trợ.

Các tỉnh, thành khác như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An cũng có nhiều cách làm sáng tạo: hỗ trợ nhà trọ, vận động người dân giảm tiền nhà trọ, giảm, hỗ trợ tiền điện, nước, tiền ăn, cung cấp các bữa cơm miễn phí, gói quà miễn phí, túi thuốc miễn phí,… Nhiều địa phương cũng có những đề xuất sáng tạo, như hỗ trợ các gia đình chính sách, người nghèo, cơ sở bảo trợ xã hội,…

Tất cả những điều này đã tạo ra sự đồng thuận của nhân dân, để người dân không thiếu ăn, thiếu mặc, yên tâm ở nhà giãn cách, đảm bảo phương châm “ai ở đâu ở yên đó”. Bộ trưởng cho biết đây chính là thành quả to lớn nhất mà Nhà nước mong muốn đạt được, qua đó, giữ vững niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc phòng chống dịch bệnh trong thời gian qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó bao gồm các nguyên nhân khách quan như: tình hình dịch bệnh dẫn đến phải giãn cách xã hội, khó khăn về nguồn lực, có những chính sách có thể triển khai ngay nhưng cũng có chính sách có thể phải kéo dài.

Và nguyên nhân chủ quan: nhiều đơn vị, địa phương chưa thực sự chủ động khiến cho nhiều chính sách bây giờ rất rõ ràng, rất cụ thể, rất thông thoáng những vẫn chậm đi vào cuộc sống. Tình hình đời sống, việc làm đang rất khó khăn, đang rất cần phải chung tay, “Chậm ngày nào chúng ta có lỗi với dân ngày đó” Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng lưu ý, “Đồng thời với việc chống dịch, chúng ta cần triển khai toàn diện các công việc khác nữa”. Bên cạnh công tác phòng chống dịch bệnh, nhiệm vụ chăm sóc người có công, người yếu thế, các cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ sở cai nghiện, hỗ trợ người lang thang cơ nhỡ vẫn cần phải triển khai.

Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu Sở LĐTBXH của 27 tỉnh thành đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp xuất gạo tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, rà soát kỹ danh sách hỗ trợ, đảm bảo đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, tuân thủ theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đó báo cáo ngay về Bộ để thẩm định gửi Bộ Tài chính cấp xuất gạo, đảm bảo không ai thiếu đói nhưng cũng không để sai đối tượng.

Về công tác triển khai NQ 68 và QĐ 23, Bộ trưởng đề nghị tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ liên quan đến người lao động, lao động tự do và người yếu thế. Bên cạnh những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay như giãn cách xã hội, xét nghiệm diện rộng thì các địa phương cần xác định an sinh xã hôi là nhiệm vụ trọng yếu và thường xuyên.

Bộ trưởng đề nghị tất cả các địa phương rà soát lại ngay toàn bộ tiến độ triển khai 12 chính sách theo NQ 68 để đánh giá những điểm được, chưa được của mỗi chính sách, tìm ra nguyên nhân và từ đó vận dụng để triển khai. Bộ trưởng nhấn mạnh về vấn đề ý thức trách nhiệm của người đứng đầu, nhất quyết không để xảy ra tình trạng “nóng trên lạnh dưới”. Mỗi cán bộ không những cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, mà còn cần làm việc có lương tâm, tình cảm thực sự đối với người dân.

Đối với những kiến nghị, đề xuất của các địa phương, Bộ trưởng ghi nhận và khẳng định lãnh đạo Bộ sẽ hoàn thiện dự thảo sửa đổi NQ 68 và QĐ 23 để gửi xin ý kiến Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam để trình Chính phủ lấy ý kiến ban hành.

Trong thời gian tới, Bộ LĐTBXH sẽ tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các chính sách hỗ trợ của địa phương. Bộ trưởng cho biết Bộ sẽ lập các đoàn kiểm tra đi kiểm tra giám sát, tháo gỡ khó khăn cùng địa phương do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn.

Bộ trưởng đề nghị các địa phương học hỏi cách làm của Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh vừa qua khi chủ động đến với doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. “Chúng ta tạm thời coi chúng ta là người đi xin việc, xin việc cho dân thì có gì đâu mà xấu hổ” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu.

Với tinh thần đó, để tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các chính sách hỗ trợ theo NQ 68 và QĐ 23, nhất là các nhóm chính sách hỗ trợ người lao động, Bộ trưởng đề nghị các địa phương là vùng cam, vùng đỏ cần hỗ trợ người dân cái ăn, cái mặc. Còn đối với vùng xanh thì cần tập trung giải quyết ngay các chính sách hỗ trợ, không được chờ đợi.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông khiến gần 80 người thương vong.

Đời sống
120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) 120 giàn pháo hoa được lực lượng chức năng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá lắp đặt trước bờ biển đối diện sân khấu Quảng trường biển Sầm Sơn để chuẩn bị cho Lễ hội du lịch biển năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

(CLO) Thông tin được lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên xác nhận, sau khi lực lượng chức năng địa phương này đã tìm được thi thể thứ 4 của vụ tai nạn vào hồi 8 giờ 10 phút ngày 27/4.

Đời sống
Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Lào Cai: Vườn quốc gia Hoàng Liên tiếp nhận cứu hộ nhiều động vật quý hiếm

Lào Cai: Vườn quốc gia Hoàng Liên tiếp nhận cứu hộ nhiều động vật quý hiếm

(CLO) Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai vừa tiếp nhận 8 cá thể Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Bình, đây là loài động vật nguy cấp bảo vệ vì quý hiếm.

Đời sống