Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Đến UBND xã nộp 1 bộ hồ sơ thực hiện được 3 thủ tục hành chính liên thông

Thứ hai, 09/11/2020 13:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, đến nay, 63/63 địa phương đều đã triển khai thực hiện việc liên thông các thủ tục hành chính. Người dân chỉ cần đến một nơi là UBND xã, chỉ nộp 1 bộ hồ sơ để thực hiện 3 thủ tục hành chính liên thông.

Tiếp theo chương trình chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Sáng nay (9/11), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời câu hỏi của các đại biểu liên quan đến việc thực hiện Đề án liên thông các thủ tục hành chính trên môi trường trực tuyến; Về điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời câu hỏi của các đại biểu.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời câu hỏi của các đại biểu.

Đến UBND xã nộp 1 bộ hồ sơ thực hiện được 3 thủ tục hành chính liên thông

Tại Quốc hội, đại biểu Mai Thị Kim Nhung (đoàn Quảng Trị) đã có chất vấn thành viên Chính phủ về kết quả thực hiện Đề án liên thông các thủ tục hành chính trên môi trường trực tuyến (Đề án).

Trả lời về nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trước khi Thủ tướng phê duyệt Đề án, có rất nhiều vấn đề bất cập liên quan việc khai tử và xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất được người dân quan tâm, được báo chí phản ánh.

Trong đó, có việc người dân đến các cơ quan Nhà nước phải khai lại các thông tin trùng lặp, có người phải đi lại nhiều lần mới làm xong thủ tục.

“Đặc biệt, còn có người dân đến đăng ký khai tử thì quên hoặc ngại xóa đăng ký thường trú dẫn đến việc người chết vẫn có tên trong danh sách đi bầu trưởng thôn, xóm như năm 2017 ở xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội có nhiều người đã chết vẫn nằm trong danh sách cử tri đi bầu”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, sau một thời gian thực hiện Đề án, đến nay 63/63 địa phương đều đã triển khai thực hiện việc liên thông các thủ tục hành chính nêu trên; các Bộ Tư pháp, Công an, Bảo hiểm Xã hội đều đang phối hợp tốt để thưc hiện. Người dân chỉ cần đến một nơi là UBND xã, chỉ nộp 1 bộ hồ sơ để thực hiện 3 thủ tục hành chính liên thông.

Đến nay, đã tiếp nhận 353.846 hồ sơ, trong đó, đã giải quyết 350.400 hồ sơ (số hồ sơ quá hạn là 2.352 hồ sơ chiếm tỷ lệ 0,67%).

“Nếu làm được việc này, mỗi năm chúng ta tiết kiệm được 38,8 tỷ đồng. Vì vậy, đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm thúc đẩy, mở rộng liên thông trong thủ tục hành chính”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin.

Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm và thúc đẩy việc thực hiện liên thông các thủ tục hành chính này để triển khai tại địa phương mình; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, trong đó, tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử với các phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tiếp tục mở rộng cơ chế liên thông, nhất là liên thông điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính.

"Văn phòng Chính phủ sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cung cấp nhiều nhóm dịch vụ công liên thông trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, giúp cắt giảm nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hoá trình tự, hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng).

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng).

Ngồi một chỗ là có thể kê khai các thủ tục qua Cổng dịch vụ công quốc gia

Tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) đã chất vấn cho rằng về điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính hiện gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thừa nhận thực trạng đúng như đại biểu nêu.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, về điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực này còn rườm rà, phức tạp; có trường hợp cắt điều kiện kinh doanh này lại mọc các thủ tục khác hoặc điều kiện kinh doanh bị cắt đi lại chuyển sang thành tiêu chuẩn và quy chuẩn, vẫn là rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã đưa ra giải pháp cụ thể là: Phải kiểm soát ngay từ khâu dự thảo các văn bản quy định; nâng cao chất lượng thẩm tra; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để công khai hóa, giúp doanh nghiệp và người dân giám sát và thực hiện quy trình về thủ tục hành chính, thực sự cắt giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp…

Thông tin làm rõ chất vấn của đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang)  về dịch bệnh COVID-19 đã làm thay đổi nhiều quy định, giá trị truyền thống, chuyển sang “nền kinh tế không tiếp xúc”, giao dịch không tiếp xúc...

Về nội dung này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đánh giá, đây là nội dung này rất quan trọng, đặc biệt khi chúng ta đang đối mặt với đại dịch Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội.

Sau gần một năm thực hiện (được khai trương từ ngày 9/12/2019), Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp gần 2.200 dịch vụ công trực tuyến trên tổng số gần 7.000 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền.

Sau hơn 9 tháng kể từ ngày khai trương, ngày 19/8/2020, Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt mốc 1.000 dịch vụ công; tiếp đó, đến tháng 10 đạt thêm 1.000 dịch vụ công nữa, như vậy, trong gần 2 tháng, số dịch vụ công đã tăng trên 400% so với 9 tháng trước đó. Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là trên 6.700 tỉ đồng/năm.

"Người dân ngồi một chỗ là có thể kê khai các thủ tục, nộp tiền thuế, nộp phạt, đăng ký xe, biển số xe...", Bộ trưởng cho biết.

Quốc Trần

Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Tin tức