Lai Châu thay đổi thời gian tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa 2024
(CLO) UBND tỉnh Lai Châu vừa phát đi thông báo khẩn, điều chỉnh thời gian tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024.
Theo dõi báo trên:
Nhiều thách thức
Năm Quý Mão 2023 được đánh giá là năm chứng kiến nhiều thay đổi, bứt phá lớn của nhiều lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có giáo dục.
Một năm mới đến với nhiều chờ đợi, kỳ vọng sự đổi mới từ giáo dục mang lại. Trả lời báo chí về những thách thức và nhiệm vụ của giáo dục trong năm 2023, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, giáo dục trong năm 2023 có rất nhiều thách thức đặt ra, nhưng một trong những thách thức lớn là thực hiện thành công năm trọng tâm của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, mà cụ thể là triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả và đúng lộ trình đặt ra.
Theo đó, để thực hiện công cuộc đổi mới thành công cần rất nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực về mặt tài chính đóng vai trò rất quan trọng.
Nguồn lực này giúp các địa phương có sự chuẩn bị tốt về các điều kiện cơ sở vật chất: trường học, lớp học, trang thiết bị phòng học, thực hành, dụng cụ học tập,...
Nếu như các địa phương, các tỉnh thành phố không tập trung nguồn lực cho công tác triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới thì việc triển khai sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
“Chúng tôi coi đó là những thách thức và đã có những kiến nghị đối với các bộ, ngành, đồng thời đề nghị cũng như phối hợp với các địa phương để cố gắng xử lý tốt những việc này”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, những vấn đề như đảm bảo giáo viên cho đổi mới, đặc biệt là đảm bảo đội ngũ giáo viên cho những môn học mới trong chương trình cũng được xem là những thách thức trong quá trình đổi mới.
“Chúng tôi tin rằng với sự phối hợp tốt giữa các bộ, ngành cùng sự chỉ đạo rất sát sao của Chính phủ, sự vào cuộc có trách nhiệm địa phương thì những khó khăn thách thức đó có thể sớm được giải quyết”, ông Nguyễn Kim Sơn bày tỏ hy vọng.
Đổi mới giáo dục là trọng tâm
Bàn về nhiệm vụ của giáo dục trong năm 2023, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có những nhiệm vụ mới và cả những nhiệm vụ tiếp nối những gì đã và đang làm.
Trong đó có một số việc thuộc trách nhiệm giải trình của ngành Giáo dục và Đào tạo trước đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 88, Nghị quyết số 51 của Quốc hội liên quan đến đổi mới giáo dục phổ thông, đến vấn đề sách giáo khoa...
“Chúng tôi nghĩ, đây cũng là dịp để cả xã hội hiểu hơn về những việc ngành đã làm. Dịp này, chúng tôi sẽ đề xuất với Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong việc có thể điều chỉnh vài chính sách để phát triển giáo dục trong thời gian sắp tới" - Bộ trưởng chia sẻ.
Năm 2023 theo ông Nguyễn Kim Sơn là năm quan trọng, tập trung nhiều việc của ngành trong lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông vì đây là điểm giữa kỳ cho việc đổi mới của chương trình.
“Những thay đổi lớn đều tập trung vào năm này và chúng tôi cũng tập trung chỉ đạo, trao đổi, phối hợp với các địa phương để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Với một năm mà có nhiều lớp cùng thay đổi chương trình thì các điều kiện cần chuẩn bị cũng đặt ra yêu cầu cao và nhiều hơn các giai đoạn trước”, Bộ trưởng Sơn nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trong năm 2023, Bộ dự kiến hoàn tất việc biên soạn chương trình giáo dục mầm non mới, đây cũng là bậc học quan trọng mang tính nền tảng.
Khi ban hành chương trình giáo dục mầm non mới, phối hợp với việc đổi mới ở giáo dục phổ thông và những điều chỉnh đổi mới ở giáo dục đại học, sẽ tạo thành tổng thể cho sự đổi mới.
Những việc này cần phải có sự chuẩn bị rất nhiều điều kiện, để sau khi được phê duyệt vào năm 2023, sẽ được triển khai vào các năm tiếp theo một cách tốt nhất.
“Chúng tôi nghĩ năm 2023 vẫn là một năm mà chúng tôi sẽ tăng cường trên phương diện củng cố các điều kiện đảm bảo chất lượng. Trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển đội ngũ nhà giáo, đó là nhiệm vụ quan trọng.
Trong năm 2023, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, phát triển và xây dựng các cơ sở dữ liệu, hoàn thiện cơ sở dữ liệu của toàn ngành nhằm kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia, để một bước nữa có thể đổi mới hoạt động quản trị, quản lý Nhà nước đối với ngành giáo dục và phối hợp với các bộ, ngành trong thời gian sắp tới” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết.
Hoàn thiện chính sách để giáo dục đại học phát triển mạnh hơn
Theo ông Nguyễn Kim Sơn, trong năm 2023, đối với giáo dục đại học, đây là một năm sẽ có một vài điều chỉnh chính sách, để làm cho tự chủ đại học trong thời gian sắp tới đi vào chiều sâu, đầy đủ hơn và tạo thêm điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
“Đây cũng là năm mà chúng tôi phải hoàn thành nhiệm vụ rất lớn đó là việc quy hoạch mạng lưới các trường đại học, các trường đại học sư phạm trọng điểm, quy hoạch các trường chuyên biệt trong cả nước” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.
Ngoài ra, còn có những nhiệm vụ, chương trình, đề án Chính phủ giao cũng sẽ được triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới như: tăng cường văn hóa học đường, an toàn trường học, phòng, chống đuối nước, vệ sinh an toàn thực phẩm an toàn trường học,… Cùng với đó là tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Luật Nhà giáo là một bộ luật rất quan trọng và đang trong thời kỳ đề xuất. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trình, thuyết minh sự cần thiết, định hướng của Bộ luật này trước Chính phủ.
“Chúng tôi mong muốn rằng Bộ luật này sẽ là một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, là cơ sở pháp lý để phát triển đội ngũ, là cơ sở chăm lo, chế độ chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, quản trị đội ngũ nhà giáo theo hướng hệ thống, bài bản, bền vững.
Có thể nói đây là một cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển đội ngũ nhà giáo một cách bài bản và bền vững trong tương lai” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết.
Ngoài ra theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, các công việc khác cũng được xem là những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành như: tiếp tục thúc đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn của ngành, gia tăng các kết nối trong ngoài, trên dưới hệ thống... đang tiếp tục được chúng tôi tiến hành và xác định là các nhiệm vụ cần thực hiện trong năm.
Một việc thường xuyên nhưng cũng rất quan trọng phải làm trong năm là tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đây là kỳ thi diễn ra trên toàn quốc đòi hỏi chúng tôi phải dồn sự chỉ đạo và chuẩn bị cho việc này.
Cùng với đó, có rất nhiều những việc thường xuyên khác Bộ vẫn phải làm tiếp, chẳng hạn cho tới thời điểm này dịch bệnh cũng cơ bản được kiểm soát nhưng về những ảnh hưởng, dù bước đầu đã có những bù đắp, khắc phục trong năm qua nhưng đó không phải là việc chỉ làm trong một năm có thể giải quyết được mà cần phải có thời gian nhiều hơn cho những bù đắp, qua đó dần khắc phục những thiếu hụt mà dịch bệnh gây ra.
Ngoài ra, còn có những nhiệm vụ, chương trình, đề án Chính phủ giao cũng sẽ được triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới như: tăng cường văn hóa học đường, an toàn trường học, phòng, chống đuối nước, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn trường học,…
Một lần nữa Bộ trường Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Đối với năm 2023 - năm mà nhiệm vụ và thách thức cũng không nhỏ hơn năm 2022, trong quá trình đổi mới sẽ có nhiều nhiều vấn đề mới mẻ, bỡ ngỡ, không chỉ đối với người học mà còn đối với phụ huynh.
“Tôi mong rằng, toàn thể xã hội, các bậc phụ huynh, các năm vừa qua đã luôn đồng hành, hỗ trợ với ngành giáo dục, với các nhà giáo trong mọi hoạt động thì trong quá trình đổi mới sẽ có sự chia sẻ, đồng hành cùng với ngành.Sự đồng hành này không chỉ đem lại những điều tốt đẹp cho các bạn học sinh, cho các thầy cô giáo mà còn cho cả ngành giáo dục” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2023 là một năm mà ông mong muốn toàn ngành, tất cả các nhà giáo, đứng trước những thách thức trong thời gian vừa qua đã hết sức nỗ lực, đã hết sức cố gắng, thì tiếp tục ra sức nỗ lực, cố gắng để hoàn thành trách nhiệm, sứ mệnh, nhiệm vụ rất lớn mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cùng nhân dân giao phó.
Trong nhiệm vụ lớn của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, có thể nói Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng đã và đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nhà giáo.
"Những cố gắng và nỗ lực của nhà giáo đang được ghi nhận, đang được hỗ trợ, những khó khăn đang từng bước được giải quyết. Mong rằng đội ngũ nhà giáo sẽ tiếp tục vững tin, nỗ lực, cố gắng và chắc chắn thành công sẽ đến với tất cả chúng ta" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kỳ vọng.
(CLO) UBND tỉnh Lai Châu vừa phát đi thông báo khẩn, điều chỉnh thời gian tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024.
(CLO) Dù Ấn Độ đang nỗ lực phát triển máy bay không người lái tầm trung và có thời gian hoạt động dài, nước này đã quyết định mua 31 máy bay đắt tiền MQ-9B Reaper từ General Atomics của Mỹ.
(CLO) Nhận định Liverpool vs Brighton, 22h ngày 2/11 tại Ngoại hạng Anh 2024/25; dự đoán tỉ số Liverpool vs Brighton cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) UBND quận Ngô Quyền tổ chức cưỡng chế thu hồi 6.462,5m² đất của Công ty May Hải Phòng (nay là Công ty Cổ phần May Hai) tại phường Lạch Tray, Quận Ngô Quyền do hết thời hạn sử dụng đất và người sử dụng đất không được gia hạn sử dụng đất theo quy định tại điềm d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013.
(CLO) Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU) muốn đảm bảo hàng hóa của nền tảng mua sắm trực tuyến Temu “đáp ứng các tiêu chuẩn của EU và không gây hại cho người tiêu dùng”.
(CLO) Sáng nay (01/11), Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Tọa đàm và Trưng bày chuyên đề "Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt". Sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2025) và đúng vào dịp 100 năm ngày sinh Nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 – 5/11/2024).
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.
(CLO) Ngày 31/10, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên-Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị “Truyền thông phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh”.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani cùng thống nhất quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn. Để đáp ứng nhu cầu và khai thác tiềm năng hợp tác giữa hai nước, hai Thủ tướng đã trao đổi và nhất trí sớm nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới.
(CLO) Sau 17 mùa tổ chức thành công rực rỡ, chiều 31/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Aquafina Vietnam International Fashion Week tổ chức sự kiện họp báo, thông tin về chương trình Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024, với sự tham dự của 16 nhà thiết kế cùng nhiều người mẫu nổi tiếng trong nước.
(CLO) Chiều 31/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Lễ trao giải thưởng “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”.
(CLO) Đến năm 2025 ngành du lịch sẽ xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Ngày 31/10, tại Thành phố Lào Cai, lãnh đạo báo Tiền Phong đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, giới thiệu nhân sự và đề xuất đặt trụ sở Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Bắc (Văn phòng đại diện Tây Bắc Bộ).
(CLO) Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến về an toàn thông tin ở quy mô quốc gia, đưa ra các thao trường mạng, để các doanh nghiệp đưa đội ngũ của mình tham gia.
(CLO) Ngày 31/10, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Blockchain và AI: Làm chủ công nghệ, làm chủ tương lai”.
(CLO) Tuyến leo núi lên đỉnh Lang Biang tạm dừng hoạt động do thời tiết không thuận lợi, du khách tổ chức đi bộ lên núi tự phát, không đảm bảo an toàn.
(CLO) Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, cần đảm bảo an toàn thông tin cho ngành Giáo dục và an ninh quốc gia, tránh tình trạng chỉ vì một sơ xuất nhỏ mà ảnh hưởng đến ngành.
(CLO) Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà, trong quá trình triển khai việc quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục dự bị đại học còn gặp những vướng mắc, cần tháo gỡ; qua đó cần tìm giải pháp để tạo điều kiện cho các trường dự bị đại học phát triển.
(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT là công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm và công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp độ ở tất cả khác khâu.
(NB&CL) Hiện nay, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học của từng trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định nhưng tình trạng tuyển sinh tràn lan, tuyển sinh vượt chỉ tiêu vẫn không thể kiểm soát. Vì vậy, nhiều người lo lắng việc trao quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các nhà trường sẽ dẫn đến việc tuyển sinh vượt quá năng lực đào tạo, gây nên hệ lụy lâu dài đối với sinh viên theo học.
(CLO) Giáo sư Lê Anh Vinh: “Một hệ thống đánh giá linh hoạt và sáng tạo không chỉ khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình học mà còn giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh”.
(CLO) Chào mừng Kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (10/12/2009 - 10/12/2024), Huyện ủy Chư Pưh vừa tổ chức phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu lịch sử truyền thống Đảng bộ huyện Chư Pưh”.
Ngày 28/10/2024, Học viện Hotel Academy Việt Nam đã tổ chức lễ khai giảng khóa học Quản trị Khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tập thể sư phạm nhà trường, các tân học viên và phụ huynh đã tham dự chương trình trong không khí trang trọng, tràn đầy cảm hứng.
Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (MIT Uni.) tự hào là nơi ươm mầm những tài năng trẻ, sẵn sàng đóng góp vào sự phát triển bền vững của khu vực và đất nước.
(CLO) Trường tiểu học Ba Đình (phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với giáo viên V.T.T. có hành vi đánh học sinh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hải Phòng vừa có văn bản tăng cường quản lý việc sử dụng điện thoại di dộng trong nhà trường.