Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Xử lý dứt điểm, không né tránh kết luận của Thanh tra

Thứ năm, 05/01/2023 16:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một trong những công việc cần làm của năm 2023 là thực hiện yêu cầu từ kết quả của các đoàn thanh tra, kiểm tra, với tinh thần xử lý dứt điểm, không né tránh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Tại Hội Nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá, năm 2022 là một năm nhiều việc, khó khăn lớn và thách thức cao với Bộ GD&ĐT và toàn ngành, song các mục tiêu, yêu cầu, chỉ số, những công việc lớn, quan trọng và chủ yếu đã hoàn thành, trong đó có những việc hoàn thành xuất sắc, có những việc kết quả nội trội.

bo truong nguyen kim son xu ly dut diem khong ne tranh ket luan cua thanh tra hinh 1

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị.

Nhắc lại một năm đầy thách thức do dịch bệnh mà những tác động với giáo dục là không thể đo được và một số việc cụ thể đã làm trong năm 2022 như: triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở 6 lớp với 3 cấp học; thực hiện nhiều trách nhiệm giải trình; Xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới; cải thiện chất lượng ban hành văn bản; củng cố uy tín và niềm tin của xã hội với ngành…

Bộ trưởng khẳng định: “Một kết quả nhỏ trong bối cảnh khó khăn đáng giá hơn rất nhiều so với điều kiện bình thường”.

Từ những nỗ lực và kết quả đạt được, cũng như những việc còn tồn tại cần khắc phục, Bộ trưởng lưu ý về những công việc cần làm của năm 2023.

Trong đó, trước hết cần cố gắng thực hiện yêu cầu từ kết quả của các đoàn thanh tra, kiểm tra, với tinh thần xử lý dứt điểm, không né tránh.

Xác định năm 2023 khối lượng công việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ rất lớn và thách thức sẽ nhân lên, do đó, Bộ trưởng nhấn mạnh quyết tâm phải đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng tốt nhất.

“Đây là nhiệm vụ chính trị nên dứt khoát phải làm tốt”, Bộ trưởng nói, đồng thời cũng yêu cầu cần làm tốt công tác giải trình với các đoàn giám sát về giáo dục và đào tạo trong năm 2023.

Về thể chế, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT quyết tâm rà soát, điều chỉnh một số nội dung như hỗ trợ cho sinh viên sư phạm, học phí, tự chủ đại học... và triển khai xây dựng Luật Nhà giáo.

Cùng với đó là quyết tâm thực hiện công tác quy hoạch với việc hoàn thành quy hoạch hệ thống giáo dục đại học và quy hoạch hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm.

Là một trong những đơn vị làm tốt công tác chuyển đổi số trong năm 2022, Bộ trưởng yêu cầu công tác này cần được làm tốt hơn nữa trong năm 2023, trong đó tập trung vào việc quản trị hệ thống, triển khai mô hình giáo dục số tại một số trường đại học, cơ sở dữ liệu mở của ngành, công tác tuyển sinh, tăng cường chuyển đổi số hỗ trợ sau dịch bệnh…

Với một hệ thống hạ tầng giáo dục còn nhiều khó khăn ở cả bậc mầm non, phổ thông, đại học, Bộ trưởng cho rằng cần có đột phá, bởi khi hệ thống giáo dục đại học còn nghèo sẽ khó tăng chất lượng.

Cùng với những kiến nghị, đề xuất về tăng cường đầu tư cho giáo dục đại học, Bộ trưởng cũng lưu ý các đơn vị trực thuộc Bộ về tiến độ giải ngân đầu tư công, đảm bảo đầu tư hiệu quả.

Khẳng định, năm mới thách thức còn nhiều ở phía trước nhưng thách thức cũng là cơ hội để tiếp tục phát triển, Bộ trưởng tin tưởng “với tiềm năng, quyết tâm, khát vọng phát triển, với tinh thần nhân văn và trách nhiệm, chắc chắn chúng ta sẽ làm tốt những công việc của năm mới”.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

(CLO) Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, sinh viên ra trường phải đủ điều kiện thực tập trong thời gian một năm sau đó được đánh giá hoàn thành mới được cơ quan tuyển dụng.

Giáo dục
Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

(CLO) Hiện nay, dự thảo Luật Nhà giáo đã đưa vào quy định lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, nếu được thông qua đây được xem một bước đột phá trong chính sách giáo dục.

Giáo dục
Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

(CLO) Chiều ngày 17/5, UBND quận Lê Chân (Hải Phòng) đã phát đi văn bản yêu cầu Hiệu trưởng trường mần non An Dương tạm thời phân công nhiệm vụ khác đối với 3 giáo viên phụ trách lớp có cháu bé 5 tuổi bị bầm tím ở lưng.

Giáo dục
Ngành Giáo dục đề xuất được quyền tuyển dụng giáo viên

Ngành Giáo dục đề xuất được quyền tuyển dụng giáo viên

(CLO) Theo dự thảo của Luật Nhà giáo, việc tuyển dụng giáo viên nếu tới đây luật được thông qua sẽ do các đơn vị trực thuộc ngành giáo dục quyết định.

Giáo dục
Vừa thành lập, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa được TP HCM giao chỉ tiêu tuyển sinh bao nhiêu?

Vừa thành lập, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa được TP HCM giao chỉ tiêu tuyển sinh bao nhiêu?

(CLO) Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa tuyển 555 học sinh lớp 6 và lớp 10 từ năm học 2024-2025. Đây là trường được thành lập trên cơ sở tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.

Giáo dục