Bộ Tư pháp triển khai công tác bổ trợ tư pháp năm 2020

Thứ tư, 08/01/2020 10:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều qua (7/1) Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác bổ trợ tư pháp năm 2020.

Theo báo cáo kết quả công tác của Cục, năm qua, công tác bổ trợ tư pháp đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Cụ thể, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được quan tâm, chú trọng; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp góp phần thể chế hóa kịp thời đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và góp phần thúc đẩy sự phát triển, chất lượng và tính chuyên nghiệp của hoạt động hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Đến nay đã có 6/9 lĩnh vực quản lý của đơn vị có Luật điều chỉnh và hệ thống các văn bản hướng dẫn đều được ban hành kịp thời.

Việc phát triển nghề tư pháp như luật sư, công chứng, đấu giá tài sản... tiếp tục được tăng cường theo định hướng phát triển số lượng đi đôi với tăng cường chất lượng. Hiện nay cả nước đã có 63/63 Đoàn Luật sư. Tính đến năm 2019, cả nước đã có khoảng 13.900 luật sư. Năm 2019, Đại hội Đại biểu Công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất đã thành lập được Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, hiện tại cả nước có 2.688 công chứng viên, 1.026 đấu giá viên, 1.500 quản tài viên, 29 trung tâm trọng tài và 01 Văn phòng đại diện Trung tâm trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, 10 Trung tâm hòa giải thương mại. 

Bộ Tư pháp triển khai công tác bổ trợ tư pháp năm 2020

Bộ Tư pháp triển khai công tác bổ trợ tư pháp năm 2020

Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp ngày càng đi vào chiều sâu, kịp thời tham mưu cho Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ trong việc chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp trong bối cảnh cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. 

Hoạt động cấp phép, bổ nhiệm các chức danh bổ trợ tư pháp từng bước được chuẩn hóa, kịp thời hơn, không có sự nhũng nhiễu, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp...

Ghi nhận những kết quả tích cực đã đạt được trong công tác bổ trợ tư pháp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhận định, khối lượng công việc của Cục rất lớn, mặc dù có nhiều kết quả tích cực, song vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, bất cập. Trong năm 2020, Thứ trưởng đề nghị Cục BTTP tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm bổ trợ tư pháp; Đối với lĩnh vực luật sư, cần tiếp tục phối hợp với Ban Nội chính Trung ương để hoàn thiện Chỉ thị mới về hoạt động luật sư; Đồng thời phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam để tổ chức Đại hội nhiệm kỳ sắp tới; Về lĩnh vực công chứng, phát triển có điều tiết các tổ chức hành nghề công chứng để cho ra đời những văn phòng công chứng thực sự có năng lực, công chứng viên có uy tín, chuyên môn; Trong lĩnh vực đấu giá, phải kiểm soát được tham nhũng, tối đa hóa tài sản cho Nhà nước, có sự tham gia rộng rãi của người có nhu cầu mua tài sản đấu giá…

Bộ trưởng Lê Thành Long cũng nhận định, Cục Bổ trợ tư pháp đang quản lý nhà nước rất nhiều lĩnh vực, khó và nhạy cảm, tuy vậy, công tác năm 2019 của Cục Bổ trợ tư pháp vẫn tạo được sự ổn định, rõ nét trên các lĩnh vực.Bên cạnh việc lưu ý những điểm còn tồn tại, Bộ trưởng đã định hướng một số vấn đề trong năm 2020 như: Tiếp tục hoàn thiện Luật Giám định tư pháp; tập trung hướng dẫn và đồng hành cùng Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam để hoạt động hiệu quả hơn; sâu sát hơn hoạt động của Đoàn Luật sư các địa phương chưa hoàn thành xong việc tổ chức Đại hội; Bộ trưởng cũng đề nghị, Cục Bổ trợ tư pháp cùng các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo trong tổng kết Nghị quyết số 49-NQ/TW, nhưng lưu ý tính chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ; Tiếp tục làm tốt một số việc giám định cụ thể trong thời hạn tố tụng; Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương…

PV

Tin khác

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức
Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức
Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Tin tức