Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất cấm buôn bán di vật, cổ vật ra nước ngoài

Thứ tư, 10/01/2024 21:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đề xuất sửa đổi một số điều về quản lý và chuyển nhượng cổ vật, nhằm tránh tình trạng chảy máu cổ vật và chống buôn bán trái phép di sản văn hóa theo Công ước 1970 của Unesco.

Theo Bộ Tư pháp, Hồ sơ thẩm định dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang được thẩm định.

Đáng chú ý, Điều 41 của dự thảo quy định di vật (hiện vật được lưu truyền lại), cổ vật (hiện vật được lưu truyền lại từ 100 năm tuổi trở lên), bảo vật quốc gia (hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước) thuộc sở hữu toàn dân phải được quản lý trong các bảo tàng công lập, di tích và các cơ quan, tổ chức nhà nước có chức năng, nhiệm vụ thích hợp; không được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho.

bo van hoa the thao va du lich de xuat cam buon ban di vat co vat ra nuoc ngoai hinh 1

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là một trong những di sản văn hóa có giá trị lớn được hồi hương về Việt Nam.

Trường hợp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, riêng chỉ được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế trong nước theo quy định của pháp luật. Trong đó, di vật và cổ vật được phép kinh doanh trong nước, còn bảo vật quốc gia không được kinh doanh.

Điều 42 của dự thảo quy định Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân, chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Việc chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các pháp luật khác liên quan.

Dự thảo có nhiều điểm cải thiện những hạn chế và bất cập trong Luật Di sản hiện hành. Đơn cử là quy định về quy hoạch khảo cổ; quy định đăng ký bảo vật quốc gia; quy định về cho phép, mua bán, trao đổi, tặng cho và kế thừa ở nước ngoài đối với di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để tránh tình trạng “chảy máu” cổ vật và chống buôn bán trái phép di sản văn hóa theo Công ước 1970 của Unesco. 

Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2001, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009.

Qua hơn 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, bên cạnh những thành tựu, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập cả về nội dung và hình thức.

Trước đó, tại Hội nghị - Hội thảo xin ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VHTT&DL tổ chức hồi tháng 11, Cục trưởng Cục Di sản Lê Thị Thu Hiền cho biết, dự thảo có nhiều quy định mới được bổ sung như: Quy định biện pháp xử lý đối với các trường hợp di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam sau khi được đưa vào các danh sách của Unesco không thực hiện đúng Chương trình hành động bảo vệ di sản đã cam kết với Unesco; Bổ sung quy định liên quan đến loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng…

Bổ sung Quy định Khu vực Đô thị mang những giá trị tiêu biểu đặc trưng về các khía cạnh lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đối với dân cư địa phương, quốc gia, hoặc cộng đồng quốc tế... Quỹ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam...

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Bộ VHTT&DL chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức xây dựng dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Chính phủ để trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV vào tháng 5/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024.

PV

Bình Luận

Tin khác

30 nghệ sĩ đi thực tế, sáng tác ảnh tại các di sản ở Huế

30 nghệ sĩ đi thực tế, sáng tác ảnh tại các di sản ở Huế

(CLO) 30 nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ nhiều địa phương trên cả nước sẽ có 7 ngày để thực tế, sáng tác tại nhiều di sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đời sống văn hóa
Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Festival Biển đảo TP Vũng Tàu 2024

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Festival Biển đảo TP Vũng Tàu 2024

(CLO) Festival Biển đảo Việt Nam - TP Vũng Tàu 2024 bao gồm chuỗi các sự kiện ẩm thực, thể thao, diễu hành, ca múa nhạc, văn hóa nghệ thuật…

Đời sống văn hóa
Đưa ra ý tưởng xây dựng công viên văn hóa đa chức năng tại bãi nổi giữa, ven sông Hồng

Đưa ra ý tưởng xây dựng công viên văn hóa đa chức năng tại bãi nổi giữa, ven sông Hồng

(CLO) Chiều 10/5, UBND Thành phố Hà Nội cùng Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức buổi lễ phát động Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng. Sự kiện diễn ra nhằm tìm kiếm những ý tưởng thiết kế sáng tạo, độc đáo và khai thác quỹ đất thành phố hiệu quả.

Đời sống văn hóa
Hỗ trợ bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số ở ba tỉnh

Hỗ trợ bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số ở ba tỉnh

(CLO) Đồng bào Thái, Mông, Sán Dìu, Khmer tại Trà Vinh, Yên Bái, Vĩnh Phúc sẽ được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc.

Đời sống văn hóa
Hà Nội lần đầu tổ chức Lễ hội Sen

Hà Nội lần đầu tổ chức Lễ hội Sen

(CLO) Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.

Đời sống văn hóa