Bộ Y tế - BHXH Việt Nam: Phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ vướng mắc trong khám chữa bệnh BHYT

Thứ sáu, 20/10/2017 20:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 19/10, BHXH Việt Nam và Bộ Y tế đã phối hợp tổ chức Hội nghị tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chính sách BHYT khu vực phía Bắc tại Hà Nội nhằm giải đáp những bức xúc, vướng mắc trong thanh toán khám, chữa bệnh (KCB) BHYT suốt thời gian qua.

Tại hội nghị, với tinh thần cởi mở, thẳng thắn đại diện hai cơ quan Bộ Y tế và BHXH cùng thảo luận, giải đáp những bức xúc, vướng mắc trong thanh toán KCB BHYT. Đồng thời tiếp cận kết quả khảo sát, đánh giá nhanh thực trạng sử dụng quỹ KCB BHYT ở một số tỉnh do Tổng hội Y học Việt Nam và Viện Chiến lược & Chính sách Y tế phối hợp thực hiện. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố, Giám đốc Sở y tế, đại diện cơ sở y tế phát biểu ý kiến nêu tình hình thực tế địa phương, cho thấy rõ hơn tình hình KCB BHYT hiện nay.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc – (BHXH Việt Nam) nêu rõ: Những con số 9 tháng đầu năm cho thấy, có sự gia tăng lượt khám bệnh bất thường, nhiều cơ sở y tế tránh vượt trần bằng cách chia nhỏ ngày điều trị, tính thêm ngày giường bệnh nhân ra viện; Giá dịch vụ y tế, mua sắm vật tư y tế chưa hợp lý; chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh quá mức cần thiết; thanh toán sai quy định;…

Báo Công luận
 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ ra rất nhiều vấn đề bất cập đang đặt ra trong công tác KCB BHYT hiện nay như: giao quỹ BHYT cho địa phương; số lượt KCB quá mức; kê thêm giường bệnh; số ngày nằm viện của bệnh nhân tăng; bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc và xét nghiệm cao hơn bình thường... Trong đó có tình trạng: trước khi tăng giá dịch vụ y tế, bệnh viện chỉ có 1.000 giường, sau khi tăng giá viện phí, số giường tại bệnh viện tăng lên đến 1.500 đến 1.600 giường, trước khi tăng giá viện phí, bệnh nhân chỉ nằm viện có 5 ngày còn sau khi tăng giá viện phí, bệnh nhân mắc bệnh đó lại nằm viện đến 7 ngày…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng, việc tăng chi tiền KCB BHYT vừa qua không hẳn chỉ đáng lo mà cũng đáng mừng bởi người dân được hưởng nhiều quyền lợi hơn, được chi trả nhiều hơn, được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, quỹ BHYT là quỹ ngắn hạn, là tiền của nhân dân và phải sử dụng cho nhân dân, thời gian vừa qua đã kết dư 49.000 tỷ. Với tình trạng bội chi quỹ BHYT hiện nay thì số tiền kết dư 49.000 tỷ đồng chỉ có thể đảm bảo duy trì cân đối quỹ được 2-3 năm tới, do đó nhiệm vụ của cả ngành y tế và BHXH là vừa phải bảo tồn quỹ vừa phải nâng cao chất lượng KCB để hài đáp ứng sự lòng người bệnh.

Tại hội nghị, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã rất thắng thắn cho hay:  Quỹ BHXH do nhà nước bảo hộ, quỹ BHYT nếu có thâm hụt và thiếu thì ngân sách nhà nước sẽ lo. Do đó, nếu nói là sắp vỡ quỹ BHYT và BHXH sẽ gây hoang mang cho người dân. 

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, việc tăng chi từ Quỹ BHYT có nhiều nguyên nhân, trước hết là do tăng chi phí KCB lên 30-33%, bên cạnh đó mức đóng  BHYT hiện nay của chúng ta là thấp trong khi mức hưởng cao và không có mức trần nên “không tăng mới là lạ”. Ngoài ra, hiện nay trong tổng số tỷ lệ bao phủ BHYT của nước ta có đến hơn 30% do ngân sách nhà nước chi trả và khá nhiều người dân còn chưa có ý thức tham gia BHYT... 

Báo Công luận

 Quang cảnh Hội nghị.   

Một yếu tố nữa, Phó Chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi cũng thẳng thắn chỉ ra là việc thiếu tính hướng dẫn đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp luật như: Phân hạng BV, định mức bác sĩ khám bệnh...  Bên cạnh đó, do thực hiện cơ chế tự chủ nên nhiều địa phương đã cắt ngân sách khiến các BV không có nguồn thu dẫn đến tình trạng bệnh viện phải lách để có kinh phí hoạt động, chi trả thêm cho cán bộ y bác sĩ...

Tuy nhiên, ông Lợi cho hay, tại cuộc họp chuyên đề mới đây, các đại biểu Quốc hội đánh giá công tác an sinh xã hội, trong đó có công tác chăm sóc sức khỏe nhân ở nước ta đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt việc thực hiện chính sách BHYT rất tốt. Qua những hội nghị như thế này hai ngành cần thẳng thắn nhận ra những tồn tại của mình để cùng bàn thảo, tìm cách tháo gỡ. Thực tế qua giám sát của Quốc hội cho thấy, nơi nào có sự gắn kết, đồng thuận chặt chẽ thì ở nơi đó mọi khúc mắc đều sớm được giải quyết.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh khẳng định, mọi vấn đề khúc mắc giữa hai bên thời gian qua cần được đánh giá thấu đáo. Ngành y tế là ngành có trách nhiệm rất lớn trong sức khỏe nhân dân trong khi nguồn lực hạn hẹp; BHXH giữ quỹ nhưng nguồn lực cũng có hạn, trong khi phải đảm đương nhiệm vụ an toàn quỹ.

Về ngành BHXH, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh yêu cầu nghiêm túc tiếp thu các kiến nghị của ngành y tế, cái gì là lỗi thì sửa ngay, cái gì không thuyết phục, không chuẩn thì sớm nắn chỉnh lại và cũng bàn thảo, tìm giải pháp để có sự đồng thuận trong tháo gỡ khó khăn với phương châm tất cả vì quyền lợi của người bệnh.

PV

Tin khác

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe