Bộ Y tế cho phép F1 không phải cách ly y tế

Thứ sáu, 15/04/2022 22:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 15/4, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần (F1).

Theo đó, trong văn bản mới nhất của Bộ Y tế đã điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần (F1).

Theo đó, ca bệnh COVID-19 nghi ngờ là một trong số các trường hợp người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng (sốt và ho hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở).

bo y te cho phep f1 khong phai cach ly y te hinh 1

Hiện nay dịch COVID-19 đang có dấu hiệu giảm mạnh.

Ca bệnh COVID-19 cũng được xác định rõ là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2. Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng nghi do virus có chỉ định nhập viện.

Người có yếu tố dịch tễ bao gồm người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên các phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.

Theo Bộ Y tế tất cả các ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ), ca bệnh xác định (F0) đều thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm, cách ly, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc theo quy định của Bộ Y tế.

Ca bệnh COVID-19 (F0) xác định là một trong số các trường hợp người có kết quả xét nghiệm dương tính với  COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR. Người có triệu chứng lâm sàng và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với COVID-19.

Người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với COVID-19. Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của F0.

Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 đang trong thời kỳ lây truyền.

Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 1 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 đang trong thời kỳ lây truyền.

Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền định mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.

Đối với F1, trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với F0 đang trong thời kỳ lây truyền, F1 phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau:

Bảo đảm biện pháp phòng tránh lây nhiễm đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là tránh tiếp xúc người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng; không dùng chung vật dụng trong sinh hoạt, làm việc, học tập; hạn chế đến những nơi tập trung đông người.

Tự theo dõi sức khỏe (đối với trẻ em, học sinh thì cha mẹ/người giám hộ/giáo viên theo dõi sức khỏe cho trẻ em, học sinh) khi có triệu chứng của bệnh sốt và ho; hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng;

Chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở) cần báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.

Khi có kết quả dương tính với COVID-19 phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị và thực hiện các biện pháp phòng,chống lây nhiễm theo quy định.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

(CLO) Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Sức khỏe
Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe
Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe