“Bớt Tết” vì dịch Covid-19  

Thứ năm, 11/02/2021 09:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Không chỉ giới buôn bán mà ngay cả người dân chỉ ở nhà nội trợ cũng dằn lòng “bớt Tết” vì ngại tiếp xúc. Nhưng bên cạnh đó còn có một nguyên nhân sâu xa là dịch Covid-19 khiến thu nhập của gia đình bị sụt giảm nên phải tiết kiệm hơn... trong mùa Tết năm nay.

Bài liên quan
Chợ ngày Tết mà vắng hơn cả ngày thường.

Chợ ngày Tết mà vắng hơn cả ngày thường.

Chợ vắng hơn cả ngày thường, thực phẩm không tăng giá  

Trong những phiên chợ cuối cùng của năm Canh Tý, tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, lượng hàng hóa phục vụ Tết rất dồi dào. Mặt hàng thực phẩm không có dấu hiệu tăng giá còn mặt hàng hoa quả, rau củ… được bán với mức giá “thanh lý”. Tuy nhiên, chợ Tết nhưng ít người hơn cả ngày thường nên sức mua rất kém. 

Bà Hiền Hải – kinh doanh thịt lợn chợ Trung Kính cho biết, trong phiên chợ Tết hôm qua (28/2), do thấy lượng khách mua “thưa thớt” dần nên tôi quyết định sáng 29 Tết này chỉ lấy ½ con vì sợ ế.

“Chợ ngày Tết mà vắng hơn cả ngày thường nên dù giá lợn hơi có giảm nhưng so với năm trước thì năm nay những người buôn thịt như chúng tôi chỉ mong có khách mua để khỏi ế hàng nên giá thịt lợn vẫn 150.000 đồng/kg”, bà Hiền chia sẻ. 

Còn chị Minh Phương ở hàng rau cũng cho biết, mặt hàng rau củ năm nay “ế quá” vì 10h sáng 29 Tết rồi mà các loại rau vẫn túi buộc vẫn nguyên vì không ai hỏi đến.

“Chợ vắng người vì người lao động ở trọ đã thu xếp về que tránh dịch, còn người dân ở đây có xu hướng mua hàng ở các siêu thị và oder trên mạng nhiều hơn vì ngại tiếp xúc nên chợ truyền thống vốn đã vắng nay lại càng vắng vì dịch Covid-19”, chị Phương buồn bã nói. 

Không khí chợ Tết tại chợ Mễ Trì cũng chẳng khác chợ Trung Kính là mấy khi lượng khách hàng ra vào chợ cũng vắng hơn cả ngày thường. Theo quan sát của PV, giá các loại thịt vẫn giữ nguyên, còn rau củ và hoa quả gần như không mấy người mua.

Bà Thanh Phương – một tiểu thương bán hàng lâu năm ở chợ Mễ Trì cho biết, gần 20 năm gắn bó với chợ nhưng Tết năm nay rất khác lạ với mọi năm.

“Có thể sáng hôm 27 thời tiết chuyển mưa rét nên người dân ngại đi chợ nhưng đến phiên 28, 29 Tết - thời tiết nắng ấm thì chợ cũng chẳng đông hơn nên nhiều mặt hàng ế ẩm lắm, đặc biệt mặt hàng hoa quả”, bà Phương chia sẻ. 

Giá không tăng nhưng với sức mua giảm nên các mặt hàng đặc sản như tôm, hàu, ốc biển trong mùa Tết năm nay lỗ nặng quá vì hàng hoá khó vận chuyển trong khi giá nhập thì bị đẩy lên cao”, chủ quầy hàng chuyên đặc sản biển ở chợ Hà Đông cho biết. 

Còn tại các quầy hàng khô ở chợ Hà Đông dù mức giá tăng khoảng 10.000 – 20.000 đồng/ kg so với tháng trước.

“Giá đồ khô tăng vì năm nay đặc sản các vùng miền được nhập về nhiều trong khi chi phí vận chuyển bị đội do tăng cước vận chuyển nên giá tăng chỉ là để bù chi phí chứ không phải vì đắt hàng. Cụ thể, măng khô tăng lên 250.000 đồng/kg, miến loại ngon 120.000 đồng/kg, nấm hương rừng 320.000 đồng/kg, mộc nhĩ 170.000 đồng/kg… bà Hoài – quầy đồ khô chợ Hà Đông cho biết. 

“Bớt Tết” vì dịch Covid-19 

Điều đáng buồn hơn khi hoa quả là những mặt hàng thường đắt hàng nhất trong những phiên chợ Tết thì năm nay từ các cửa hàng cho đến thương gia đều chấp nhận “trắng tay”. Thậm chí nhiều “thương lái” sẵn sàng bỏ cọc để thoát thân… là câu chuyện mà chị Thuỷ ở Làng Hoa Tây Tựu chia sẻ với phóng viên. 

Ruộng hoa Ly ở làng hoa Tây Tựu trong những ngày cận Tết Tân Sửu. Ảnh: HN.

Ruộng hoa Ly ở làng hoa Tây Tựu trong những ngày cận Tết Tân Sửu. Ảnh: HN.

“Bình thường hoa ly 5 cành có giá 200.000 đồng thì mấy hôm nay chợ ngày Tết giá cũng vậy, tuy nhiên vì đi lại khó khăn và chi phí vận chuyển bị đội lên cao nên các đại lý dù đã đặt cọc từ trước Tết thì đến ngày nhập hoa về vẫn phải bỏ cọc. Tết năm nay không chỉ người trồng hoa mất Tết mà giới bán hoa cũng “méo mặt” vì hoa”, chị Thuỷ không giấu được nỗi niềm. 

Cả cái Tết trông vào 3 sào hoa Ly nên anh Năm đã cố gỡ gạc bằng cách “huy động” người nhà kéo cả xe hoa đến chân các toà chung cư lớn ở Hà Nội để nhờ người quen bán hộ. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực liên tục trong 3 ngày sát Tết thì “số lượng người mua hoa ủng hộ cũng rất hạn hữu vì có thể họ ngại "tiếp xúc”,  anh Năm nhận định.

Hoa Ly được chuyển đến chân các toà nhà chung cư để nhờ cư dân

Hoa Ly được chuyển đến chân các toà nhà chung cư để nhờ cư dân "giải cứu" trong mùa Tết Covid-19. Ảnh HN

Không chỉ giới buôn bán mà ngay cả người dân chỉ ở nhà nội trợ như bà Hiền Minh sinh sống tại Xuân Phương – Nam Từ Liêm cũng dằn lòng “bớt Tết” vì dịch Covid-19 khiến thu nhập của gia đình bị sụt giảm nên phải tiết kiệm hơn.

“Do yêu cầu hạn chế tiếp xúc nên tôi cũng ngại đi chợ mà nhờ con dâu oder một số thực phẩm thực sự cần thiết",  bà Hiền chia sẻ.   

Trước những diễn biến bất thường của dịch Covid-19 cộng thêm thời điểm sát tết đa phần người dân có xu hướng về quê nên chợ Tết ở Hà Nội có xu hướng vắng người mua là điều không còn xa lạ. Tuy nhiên, trong những phiên chợ Tết năm nay dù giá không tăng nhưng sức mua giảm lại đang dần hé mở một “khoảng tối” trong bức tranh chợ Tết năm Covid-19.

“Chợ Tết vắng không phải thiếu người mà vắng vì đời sống của người dân bắt đầu ngấm đòn Covid-19”, một chuyên gia kinh tế nhận định. 

Ngọc An

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp