BTV Anh Đức: Mỗi lần lên sóng là mỗi lần hoàn thiện mình, nâng cao bản lĩnh nghề

Chủ nhật, 17/10/2021 12:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Tự tin đứng trên những sân khấu, các chương trình truyền hình trực tiếp quan trọng đòi hỏi yêu cầu cao, đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để hoàn thiện mình, nâng cao được bản lĩnh nghề hơn” đó là chia sẻ BTV Anh Đức khi nói về hành trình gần 10 năm theo đuổi lĩnh vực truyền hình.

BTV Anh Đức - Ban Thời sự, Đài PT-TH Hà Nội đã trở thành gương mặt quen thuộc với khán giả trên sóng truyền hình thủ đô. Với phong cách lịch lãm, chuẩn mực và chất giọng đầm ấm, Anh Đức là một trong số ít những người dẫn chương trình giữ được phong độ ổn định sau nhiều năm theo nghề.

Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với anh để hiểu rõ hơn về cơ duyên cũng như hành trình làm nghề gần 10 năm qua.

btv anh duc moi lan len song la moi lan hoan thien minh nang cao ban linh nghe hinh 1

BTV Anh Đức, Đài PT-TH Hà Nội. Ảnh: NVCC

+ Đài PT-TH Hà Nội đang kỷ niệm 67 thành lập, đây là dịp để mỗi cán bộ phóng viên, BTV của Đài nhìn lại hành trình làm nghề của mình, vậy bạn đến với Đài PT-TH Hà Nội như thế nào?

Ngày đi học tôi cũng như nhiều bạn bè của mình đều rất thích xem truyền hình, nói vui là thích " xem và lên tivi" nhưng khi ấy không nghĩ rằng mình sẽ theo đuổi công việc này. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi học tiếp cao học ngành tài chính ngân hàng với ước mơ công tác trong một cơ quan nhà nước nào đó.

Sau khi tốt nghiệp đại học, nhờ bạn bè giới thiệu tôi đến phỏng vấn rồi thử việc tại Truyền hình cáp Hà Nội và được nhận vào làm, bén duyên với báo hình từ đó, rồi sau đó tiếp tục thi và đỗ vào Đài PT-TH Hà Nội với vị trí là Biên tập viên, càng làm càng yêu thích, say mê rồi quyết định gắn bó. 

+ Không học chuyên ngành báo chí truyền hình từ đầu mà tự phải “bẻ lái” từ lĩnh vực khác, hẳn những ngày đầu bước vào truyền hình, anh gặp không ít khó khăn?

Những ngày đầu bước chân vào lĩnh vực mới có nhiều bỡ ngỡ. Tôi rất nhớ cảm xúc lần đầu đứng trước ống kính máy quay để thử hình, thử tiếng, rất hồi hộp, rồi lần 2 lần 3 .. nhiều lần làm đi làm lại thì mọi thứ trở nên trôi chảy hơn, đỡ hồi hộp, dần làm chủ được cảm xúc.

Quãng thời gian này tôi nhận được nhiều sự động viên của lãnh đạo Đài và các đồng nghiệp có kinh nghiệm. Mỗi chương trình thực hiện tôi lại cố gắng hoàn thiện mình hơn.

btv anh duc moi lan len song la moi lan hoan thien minh nang cao ban linh nghe hinh 2

BTV Anh Đức (bên trái) thường dẫn những chương trình truyền hình trực tiếp các sự kiện chính trị quan trọng. Ảnh: NVCC

Thời điểm đầu về công tác tại Đài cũng gần với Đại hội Đảng bộ thành phố, rồi kỉ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô nên khối lượng công việc lớn, nhiệm vụ chính trị về tuyên truyền dày đặc và cũng là dịp tôi được học tập về nghề và trải nghiệm nhiều hơn.

Đặc thù những chương trình tôi phụ trách là chính luận, rất phù hợp với phong cách dẫn tôi mong muốn. Có được niềm vui trong công việc nên tôi say mê hơn, chuyên tâm hơn với con đường mình đã chọn.

+ Bạn thường dẫn những chương trình truyền hình trực tiếp sự kiện chính trị trọng đại của thủ đô và đất nước, áp lực về tâm lý là rất lớn, anh vượt qua thử thách này như thế nào?

Truyền hình trực tiếp những sự kiện chính trị quan trọng của thành phố là thử thách với không chỉ người dẫn chương trình mà còn là cả sự tập trung cao độ xen lẫn hồi hộp của toàn bộ ekip thực hiện.

Ở góc độ người dẫn chương trình cho những dịp kỷ niệm đó thì vừa vui, vinh dự nhưng đi kèm với lo lắng. Áp lực khi đứng sóng trực tiếp sự kiện chính trị sẽ lớn hơn nhiều so với những chương trình khác, để mọi việc trôi chảy thì tất cả phải phối hợp nhịp nhàng và bình tĩnh.

Tôi nghĩ, bản lĩnh sân khấu chỉ có được khi mình hiểu và có kiến thức về hệ thống chính trị trung ương, thành phố và các tổ chức khác. Tìm hiểu và đọc thêm là cách tôi chọn để có thể tự tin vượt qua áp lực và hoàn thành nhiệm vụ. Đã có lần tôi phải tự quyết định việc bổ sung giới thiệu đại biểu ngay trên sân khấu trực tiếp vì trước đó ekip hỗ trợ sơ suất, khoảnh khắc đó tôi tự nhắc mình tập trung, tỉnh táo và không được phép nhầm lẫn.

Ngoài thời gian làm việc, tôi yêu thích đọc những cuốn sách về Bác Hồ, về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của Người, chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Từ những tìm hiểu qua nhiều cuốn sách viết về Bác tự tôi thấy yêu hơn công việc mình làm và cố gắng học tập tấm gương đạo đức phong cách của Người.

+ Dẫn các chương trình truyền hình chính luận đòi hỏi người dẫn phải có tố chất, hiểu biết ở nhiều góc cạnh của đời sống, đặc biệt là bản lĩnh chính trị, anh thấy thế nào về đánh giá này?

Ngoài đọc báo, tin tức hàng ngày tôi cũng dành thời gian tự trau dồi kiến thức, học hỏi qua sách vở. Đọc thêm về tổ chức hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước, chính quyền các cấp, thuộc cập nhật nhiều tên chức danh lãnh đạo trung ương và thành phố. Qua những chương trình, những sân khấu lớn tự nhiên mình sẽ rèn luyện được bản lĩnh, đáp ứng các yêu cầu cao của truyền hình.

btv anh duc moi lan len song la moi lan hoan thien minh nang cao ban linh nghe hinh 3

Theo BTV Anh Đức: "Qua những chương trình, những sân khấu lớn, mình sẽ rèn luyện được bản lĩnh, đáp ứng các yêu cầu cao của truyền hình". Ảnh: NVCC

Trong quá trình làm, tôi được nhiều bạn bè góp ý, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo trực tiếp góp ý. Điều này đã giúp tôi rút được nhiều kinh nghiệm và thể hiện được khả năng bản thân tốt hơn. Mỗi bản tin thời sự đều hướng tới cho khán giả tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, cuốn hút hơn.

+ Trong suốt hành trình dài làm nghề vừa qua, liệu anh đã từng gặp sự cố nào trên sóng truyền hình?

Sự cố thì có nhưng sự cố lớn thì rất may tôi chưa gặp lần nào. Có những khoảnh khắc đáng nhớ và cũng là kỉ niệm. Khi tôi phỏng vấn trực tiếp trên sân khấu một Bác lão thành cách mạng nhân dịp kỉ niệm cách mạng tháng 8 thành công.

Bác có sức khoẻ rất tốt và cũng trả lời quen rồi, thậm chí nhẩm đi nhẩm lại trước khi lên sóng, thế nhưng lúc làm thật thì Bác thoáng quên, nhầm cả tên tôi và cả câu trả lời, hơi bối rối ấp úng rồi ngập ngừng, chuyện đó cũng bình thường và rất tự nhiên khi truyền hình trực tiếp.

Tôi nhắc khéo vài mốc lịch sử của Bác, Bác nhớ ra rồi ào ạt kỉ niệm kể rất sôi nổi quên cả khống chế thời gian và tôi lại phải một lần nữa ngắt khéo để đảm bảo thời lượng.

+ Những khó khăn áp lực lớn nhất đối với một người dẫn chương trình trong thời đại bùng nổ công nghệ số hiện nay là gì, thưa anh?

Thực tế nghề báo nói chung và truyền hình nói riêng hiện nay đang gặp phải nhiều khó khăn, thế nhưng những khó khăn đó là tất yếu để tạo động lực thay đổi.

btv anh duc moi lan len song la moi lan hoan thien minh nang cao ban linh nghe hinh 4

BTV Anh Đức chia sẻ: Mỗi lần lên sóng là cơ hội hoàn thiện mình, nâng cao được bản lĩnh nghề hơn. Ảnh: NVCC

Tôi yêu thích chính luận nên tự hướng mình theo phong cách đó.  Hiện tại bản thân mỗi người làm báo nói chung có lẽ cũng đều đang thay đổi mình sao cho phù hợp và đón bắt những cơ hội từ sự phát triển của công nghệ.

Đài PT-TH Hà Nội cũng đang xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật theo phong cách chính luận nhưng sự thể hiện lại bằng ngôn ngữ nghệ thuật để gửi tới khán giả Thủ đô. Có lẽ tôi may mắn được tin tưởng giao nhiệm vụ thường xuyên dẫn những chương trình đó nên được quý vị có thể nhớ đến.

Công việc truyền hình khá vất vả, nhiều đặc thù nhưng nếu các bạn đam mê và mong muốn, đừng ngại thử sức. Nếu bỡ ngỡ thì hãy tập luyện nhiều hơn, đọc nhiều hơn về nghề và trao đổi cùng đồng nghiệp. Tôi tin rằng như mọi công việc khác, bất cứ bạn trẻ nào có năng khiếu, đam mê và chịu khó đều có thể thành công trong lĩnh vực này. 

Xin cảm ơn anh! 

Nguyên Phong

Bình Luận

Tin khác

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

(CLO) Cuộc thi viết, trắc nghiệm, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu mang tên “GIẤC MƠ XANH” do Báo Tiền Phong tổ chức đã chính thức được khởi động từ ngày 1/5/2024 trên phạm vi toàn quốc, với nhiều hình thức và giải thưởng hấp dẫn...

Nghề báo
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

(CLO) Ngày 3/5, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp các đơn vị tổ chức lễ bàn giao thư viện cho các trường: TH-THCS Phước Hiệp; THCS Đồng Khởi; THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre). Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường” do Báo SGGP thực hiện.

Nghề báo
Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo