Các cách giúp Trung Quốc - Nga thắt chặt quan hệ kinh tế

Thứ sáu, 16/09/2022 09:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc và Nga đang tăng cường thắt chặt quan hệ kinh tế theo 3 hướng: bùng nổ thương mại, lưu thông nội tệ và đẩy mạnh kinh doanh và sản xuất, những điều này đều đem lại lợi ích cho song phương.

Cuối tháng Hai khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra, cả hai quốc gia đều tuyên bố mối quan hệ song phương là "không có giới hạn". Kể từ đó, Nga đã gắn kết bền chặt với quốc gia đông dân nhất trên thế giới khi châu Âu và Mỹ áp hàng loạt các biện pháp trừng phạt.

Trong đó, Trung Quốc cũng tránh vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây hoặc hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Moscow. Các chuyên gia cho rằng, hành động cân bằng này là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ không sẵn sàng mạo hiểm hy sinh lợi ích kinh tế nói riêng và quốc gia nói chung.

cac cach giup trung quoc  nga that chat quan he kinh te hinh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) năm 2018. Ảnh: CNN.

Tuy nhiên, có thể thấy mối quan hệ thương mại giữa Nga – Trung Quốc đang bùng nổ. Trung Quốc tích cực thu mua dầu và than để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng. Trong khi đó, Nga đã trở thành thị trường hàng đầu cho tiền tệ của Trung Quốc và các công ty Trung Quốc đang gấp rút lấp đầy khoảng trống còn lại sau sự rời bỏ của các thương hiệu phương Tây.

Thương mại bùng nổ, những con số ấn tượng

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, chi tiêu của Trung Quốc đối với hàng hóa Nga đã tăng 60% trong tháng 8 so với một năm trước, đạt 11,2 tỷ USD, vượt qua mức tăng 49% của tháng 7. Trong khi đó, các lô hàng của quốc gia này đến Nga đã tăng 26% lên 8 tỷ USD trong tháng 8, cũng tăng tốc so với tháng trước.

Trong 8 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và Nga đã tăng 31% lên 117,2 tỷ USD. Con số đó đã đạt 80% tổng doanh thu của năm ngoái - ở mức kỷ lục 147 tỷ USD.

Keith Krach, cựu Bộ trưởng Ngoại giao về Tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường Mỹ cho biết: “Nga cần Trung Quốc hơn Trung Quốc cần Nga.

Đối với Trung Quốc, Nga hiện chiếm 2,8% tổng kim ngạch thương mại của nước này, cao hơn một chút so với mức 2,5% vào cuối năm ngoái. Trung Quốc đã là đối tác thương mại đơn lẻ lớn nhất của Nga trước chiến tranh và chiếm 16% tổng kim ngạch ngoại thương của nước này.

Nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có ý nghĩa lớn hơn nhiều đối với Nga, vốn đã rơi vào suy thoái vì các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ngân hàng Trung ương Nga đã ngừng công bố dữ liệu thương mại chi tiết khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu. Nhưng Bruegel, một nhà tư vấn kinh tế châu Âu, đã phân tích số liệu thống kê từ 34 đối tác thương mại hàng đầu của Nga gần đây và ước tính rằng Trung Quốc chiếm khoảng 24% xuất khẩu của Nga vào tháng Sáu.

Thương mại Trung - Nga đang bùng nổ vì Trung Quốc đang tận dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để mua năng lượng của Nga với giá chiết khấu và thay thế các công ty phương Tây đã rời khỏi thị trường.

Vào tháng 5, Nga đã thay thế Ả Rập Saudi trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Trung Quốc. Theo dữ liệu hải quan mới nhất của Trung Quốc, Moscow đã giữ vững vị trí dẫn đầu trong ba tháng liên tiếp cho đến hết tháng Bảy. Nhập khẩu than của Trung Quốc từ Nga cũng đạt mức cao nhất trong 5 năm là 7,42 triệu tấn.

Nhân dân tệ trở thành “USD” mới ở Nga?

Cuộc chiến ở Ukraine cũng khiến Nga tăng vọt nhu cầu sử dụng đồng Nhân dân tệ (Trung Quốc) khi các lệnh trừng phạt của phương Tây phần lớn “đá” Moscow khỏi hệ thống tài chính toàn cầu và hạn chế quyền tiếp cận của nước này với đồng USD và euro.

Trong tháng 7, giao dịch nội tệ Trung Quốc trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Nga chiếm 20% tổng khối lượng giao dịch của các đồng tiền chính, tăng từ không quá 0,5% trong tháng 1, theo hãng tin Nga Kommersant.

Theo hãng truyền thông nhà nước Nga RT, khối lượng giao dịch hàng ngày theo tỷ giá đồng Nhân dân tệ - Rúp cũng đạt kỷ lục mới vào tháng 8, vượt qua giao dịch đồng USD - Rúp lần đầu tiên trong lịch sử.

Theo thống kê được công bố bởi SWIFT, Nga là thị trường lớn thứ ba trên thế giới tăng mạnh các giao dịch thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ bên ngoài Trung Quốc đại lục, sau Hồng Kông và Vương quốc Anh. Trong tháng 2, quốc gia này thậm chí còn không xuất hiện trong danh sách 15 thị trường Nhân dân tệ hàng đầu của SWIFT.

Các công ty và ngân hàng của Nga cũng đang ngày càng chuyển sang sử dụng đồng Nhân dân tệ để thanh toán quốc tế.

Tuần trước, gã khổng lồ khí đốt Gazprom (Nga) cho biết rằng họ sẽ bắt đầu thanh toán cho Trung Quốc bằng đồng Nhân dân tệ và đồng Rúp đối với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên, trong khi ngân hàng VTB của Nga đang triển khai chuyển tiền sang Trung Quốc bằng đồng Nhân dân tệ.

Đối với Bắc Kinh, động thái trên chính là động lực thúc đẩy tham vọng đưa đồng Nhân dân tệ trở thành tiền tệ toàn cầu.

“Việc Nga đẩy mạnh việc lưu thông đồng Nhân dân tệ cũng giúp thúc đẩy các mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là đưa “đồng bạc đỏ” trở thành đồng tiền toàn cầu, để cách ly khỏi các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây và tăng cường sức mạnh thể chế trong lĩnh vực tài chính quốc tế”, Thomas từ Eurasia Group cho biết.

Đối với Nga, mối quan hệ đối tác này với Trung Quốc “được sinh ra từ sự tuyệt vọng”, ông Krach nói: “Bởi vì Nga đã bị suy yếu nghiêm trọng, một phần là do các lệnh trừng phạt, Tổng thống Putin sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận với một cường quốc, miễn là nước này có thể tiếp cận được với nguồn vốn.

Doanh nghiệp Trung Quốc khéo léo nắm bắt thời cơ 

Các công ty Trung Quốc cũng đang tận dụng lợi thế của “sự di cư” của các thương hiệu phương Tây khỏi Nga.

Theo Reuters, nhà bán lẻ điện tử hàng đầu của Nga M.Video-Eldorado đã đưa tin, điện thoại thông minh Trung Quốc chiếm 2/3 tổng doanh số bán mới tại Nga từ tháng 4 - tháng 6. Tổng thị phần của họ ở Nga đã tăng đều đặn từ 50% trong quý I/2022 (tháng 4 lên 60%, 70% vào tháng 6).

Trong đó, vào tháng 7, Xiaomi là nhà sản xuất điện thoại thông minh bán chạy nhất ở Nga, “thống trị” khoảng 42% thị trường.

Trong khi tập đoàn công nghệ bậc nhất Hàn Quốc Samsung từng dẫn đầu thị trường tại Nga nay chỉ có 8,5% thị phần trong tháng Bảy. Bên cạnh đó, Apple chiếm khoảng7%. Hai công ty này đã chiếm gần một nửa thị trường Nga trước cuộc xung đột Nga - Ukraine, tuy nhiên đã đình chỉ việc bán các sản phẩm mới tại nước này sau khi chiến tranh bắt đầu.

Không chỉ sản phẩm công nghệ, ô tô Trung Quốc đã và đang tràn vào Nga. Theo cơ quan phân tích Autostat của Nga, ô tô chở khách từ các nhà sản xuất Trung Quốc chiếm gần 26% thị trường Nga trong tháng 8, mức cao nhất đã được ghi nhận (trong quý I/2022 chỉ đạt 9,5%).

Ngoài ra, các công ty ô tô lớn trên toàn cầu (bao gồm Ford và Toyota) đã rút lui khỏi Nga trong năm nay.

Do lo ngại các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ và châu Âu, chắc chắn Trung Quốc sẽ cần có những bước đi thông minh, chắc chắn hơn.

Hơn nữa, trong năm nay, đối mặt với suy thoái kinh tế nhanh chóng đã khiến Trung Quốc sẽ càng hạn chế sự sẵn sàng giúp đỡ đối với Nga. Chủ tịch Trung Quốc sẽ không muốn mạo hiểm bất cứ điều gì gây bất ổn thêm cho nền kinh tế chỉ vài tuần trước khi ông sẵn sàng đảm bảo nhiệm kỳ thứ ba lịch sử tại Đại hội Đảng Cộng sản.

Các nhà phân tích cho biết, các mối quan hệ trong tương lai có thể sẽ vẫn căng thẳng và Trung Quốc sẽ muốn bỏ ngỏ các lựa chọn của mình.

Lê Na (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(CLO) Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới, hiện đại nhất hiện nay. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

(CLO) Techcombank Family là một công cụ hỗ trợ cha mẹ hiện đại dạy con kỹ năng quả lý tài chính cá nhân sớm mà không tạo nên áp lực, sự giám sát hữu hình nào. Đó là tiền đề cho trẻ có quyền chủ động, tự chủ về tiền bạc trong tương lai.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ hạt nhân Nga chỉ trích lệnh cấm uranium của Mỹ

Gã khổng lồ hạt nhân Nga chỉ trích lệnh cấm uranium của Mỹ

(CLO) Tập đoàn năng lượng nhà nước Rosatom (Nga) cảnh báo lệnh cấm nhập khẩu uranium đã làm giàu từ Nga của Washington là mang tính phân biệt đối xử và có thể làm suy yếu thị trường nhiên liệu hạt nhân toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sáng 16/5: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 16.800 lượng vàng SJC

Sáng 16/5: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 16.800 lượng vàng SJC

(CLO) 9h30 sáng mai (16/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng, giảm so với mức 87,7 triệu đồng/lượng ở phiên ngày 14/5. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Trung Quốc đem tín hiệu tốt cho tăng trưởng toàn cầu

Kinh tế Trung Quốc đem tín hiệu tốt cho tăng trưởng toàn cầu

(CLO) Các nhà kinh tế và giám đốc điều hành toàn cầu cho biết, nền kinh tế Trung Quốc đang có những dấu hiệu ổn định mới với kết quả kinh doanh quý đầu tiên năm nay vững chắc, tạo nền tảng tốt để đạt được mục tiêu tăng trưởng đặt ra khoảng 5% cho năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp