Các địa phương phải có giải pháp cụ thể để phòng chống hạn mặn

Chủ nhật, 21/06/2020 09:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chúng ta phải chủ động thích ứng với hạn mặn; từng địa phương, từng vùng phải có giải pháp thiết thực, cụ thể trong phòng chống hạn mặn.

Hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Sẽ có những kịch bản hạn hán, xâm nhập mặn với nhiều yếu tố cực đoan hơn chứ không phải mốc lịch sử hạn mặn năm 2019-2020 đã là mốc lịch sử cuối cùng.

Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2019-2020 vừa diễn ra ngày 20/6.

Từ đó, ông Cường cho rằng, chúng ta phải ý thức được, chủ động thích ứng với hạn mặn; từng địa phương, từng vùng phải có từng giải pháp thiết thực, cụ thể trong phòng chống hạn mặn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, vấn đề cốt lõi là tìm ra những đối tượng sản xuất, phương thức sản xuất phù hợp nhất để không chỉ hạn chế những tác động tiêu cực, mà còn khai thác được những lợi thế, nâng cao giá trị do thay đổi được trục sản xuất, cơ cấu sản xuất theo hướng thích ứng. Đây mới là mục tiêu cuối cùng hướng đến trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nguyên nhân giảm thiệt hại trong thời gian qua là do việc dự báo xâm nhập mặn đã được các đơn vị chuyên ngành dự báo khí tượng thủy, dự báo thủy văn chuyên dùng của các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt; trong đó, việc nhận định sớm thời điểm xâm nhập mặn giúp việc bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình trạng nguồn nước.

Đặc biệt, việc khoanh vùng, cắt giảm, chuyển đổi thời vụ sản xuất để né mặn, giảm thiểu diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Việc nạo vét lấy nước, hệ thống kênh mương, đào ao, giếng, đắp đập tạm ngăn mặn, lắp đặt trạm bơm, đầu tư xây dựng các công trình kiểm soát mặn đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát và hỗ trợ kiểm soát xâm nhập mặn cho gần 400 nghìn ha đất nông nghiệp, giảm thiểu phần lớn thiệt hại.

Bên cạnh đó, việc bố trí diện tích, cơ cấu thời vụ phù hợp với tình hình diễn biến xâm nhập mặn, nguồn nước là giải pháp hữu hiệu để ứng phó với xâm nhập mặn.

Việc nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ, diễn biến, ảnh hưởng tác động của xâm nhập mặn giúp người dân chủ động có phương án ừng phó, tuân thủ theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, dẫn đến làm thiệt hại giảm thiệt hại rất nhiều.

Đồng thời, việc chủ động tích trữ nước sớm, tại chỗ của người dân ngay trong mùa mưa (bể, bồn, lu, túi đựng nước, thiết bị xử lý nước,…); lắp đặt các vòi nước công cộng; sử dụng các phương tiện di động để chở nước đến từng cụm dân cư, hộ gia đình đã mang lại hiệu quả cao trong việc duy trì nước sinh hoạt tối thiểu cho người dân…

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xâm nhập mặn thời gian qua đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn với ranh 4g/l là 1.688.600 ha, chiếm 42,5% diện tích tự nhiên toàn vùng.

Cụ thể, vụ mùa 2019 trên đất lúa tôm, diện tích bị thiệt hại chủ yếu tại tỉnh Cà Mau là  14.000 ha mất trắng; riêng vụ Đông Xuân 2019-2020, diện tích lúa đã bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 41.900 ha/1.541.000 ha, tổng diện tích gieo trồng toàn vùng, chiếm tỷ lệ 2,7%; trong đó, thiệt hại mất trắng (trên 70%) là 26.000 ha gồm Trà Vinh 14.300 ha, Tiền Giang 4.500 ha, Sóc Trăng 4.100 ha. Diện tích cây ăn quả bị ảnh hưởng khoảng 6.650 ha; trong đó, thiệt hại trên 70% (355 ha). Diện tích cây rau màu bị ảnh hưởng khoảng 1.241 ha; trong đó, thiệt hại mất trắng là 541 ha; nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại khoảng 8715 ha…

T.Toàn

Tin khác

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(CLO) Chiều 6/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ trong khu di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tin tức
Việt Nam mong muốn cùng Campuchia hợp tác chặt chẽ để phát triển bền vững dòng sông Mekong

Việt Nam mong muốn cùng Campuchia hợp tác chặt chẽ để phát triển bền vững dòng sông Mekong

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam mong muốn cùng Campuchia và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững dòng sông Mekong.

Tin tức
Bắc Ninh điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt các sở, ngành, địa phương

Bắc Ninh điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt các sở, ngành, địa phương

(CLO) Ngày 6/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.

Tin tức
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải đáp nhiều vấn đề tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải đáp nhiều vấn đề tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 6/5, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Tin tức
Vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu được trưng bày đã khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần và ngành Hậu cần Quân đội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức