Các đồng minh vận động Mỹ không thay đổi chính sách hạt nhân

Thứ bảy, 30/10/2021 16:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các đồng minh của Mỹ đang vận động Tổng thống Joe Biden không thay đổi chính sách về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, bởi lo ngại điều này sẽ làm suy yếu các chiến lược răn đe mà họ từng được thiết lập để kiềm chế Nga và Trung Quốc.

Các đồng minh của Mỹ gồm Anh, Pháp và Đức, Nhật Bản và Úc đang thực hiện một cuộc vận động hành lang khi chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “xem xét tư thế hạt nhân” trước quốc hội, cụ thể là các chính sách của nước này về vũ khí hạt nhân.

cac dong minh van dong my khong thay doi chinh sach hat nhan hinh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Anh Boris Johnson gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Cornwall, Anh hồi tháng 6/2021 - Ảnh: Reuters

Dù một số đồng minh tin rằng ông Biden sẽ từ chối đưa ra chính sách “không sử dụng đầu tiên”, song hầu hết vẫn lo ngại về việc ông đang xem xét chính sách “mục đích duy nhất”. Có nghĩa, Mỹ sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân trong phạm vi hẹp, chẳng hạn như để ngăn chặn một cuộc tấn công trực tiếp vào Mỹ hoặc để trả đũa sau một cuộc tấn công.

Kể từ sau chiến tranh lạnh, chính sách của Mỹ trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn khá mơ hồ, cho thấy Mỹ có thể sử dụng chúng trước và giúp các đồng minh ở cả châu Âu lẫn châu Á được bảo vệ dưới “chiếc ô hạt nhân” của mình.

Trong khi một số người cho rằng chính sách “mục đích duy nhất” hoặc “không sử dụng đầu tiên” của Mỹ sẽ làm giúp duy trì sự ổn định, thì nhiều ý kiến lại cho rằng nó sẽ khuyến khích Nga và Trung Quốc. Một quan chức châu Âu còn cho biết: “Đây sẽ là một món quà lớn với Trung Quốc và Nga”.

Cũng có những lo ngại về việc các đồng minh của Mỹ tại châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ phát triển vũ khí hạt nhân cho riêng họ, gây ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Biden từng ủng hộ chính sách “mục đích duy nhất” từ khi còn là phó tổng thống Mỹ và khi ra tranh cử năm 2020.

Đầu năm nay, Mỹ đã gửi một bảng câu hỏi tới các đồng minh và đã nhận được rất nhiều phản ứng tiêu cực đối với bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách hạt nhân.

Một số đồng minh còn lo rằng các quan chức Mỹ đã không truyền đạt đủ mức độ phản đối của họ đến Tổng thống Biden. Càng trầm trọng hơn khi chính quyền Mỹ đang từng phớt lờ lo ngại của đồng minh về việc rút quân khỏi Afghanistan và thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Úc.

Mối lo ngại của các đồng minh của Mỹ đang tăng lên khi kế hoạch xem xét chính sách hạt nhân của nước này sắp kết thúc, dự kiến ​​vào cuối năm nay. Một số người hy vọng, ông Biden sẽ đưa ra quan điểm của mình khi gặp những người đồng cấp tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome vào cuối tuần này.

Hoạt động vận động hành lang của các đồng minh diễn ra quyết liệt trong chuyến thăm của Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tới trụ sở của Nato ở Brussels hồi đầu tháng này. “Các đồng minh vô cùng lo ngại và không có điều khoản chắc chắn nào nói rõ họ nghĩ gì”, một nhà ngoại giao Nato nói.

John Kirby, người phát ngôn Lầu Năm Góc, cho biết các cuộc tham vấn với các đồng minh là “cần thiết và đang diễn ra” khi chính quyền kết thúc cuộc rà soát tư thế hạt nhân, đồng thời nói thêm rằng việc duy trì “các cam kết răn đe của Mỹ vẫn mạnh mẽ và đáng tin cậy”.

Đây không phải là lần đầu Mỹ cân nhắc việc thay đổi chính sách sử dụng vũ khí hạt nhân. Barack Obama từng cân nhắc về một sự thay đổi tương tự, nhưng đã từ bỏ sau sự phản đối của các đồng minh và quân đội Mỹ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại Tổng thống Biden đang có xu hướng phớt lờ các đồng minh và cố vấn quân sự của mình trong các chính sách an ninh gần đây, bao gồm cả việc rút quân khỏi Afghanistan.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Biểu tình sinh viên ủng hộ Palestine lan rộng tại Pháp

Biểu tình sinh viên ủng hộ Palestine lan rộng tại Pháp

(CLO) Cảnh sát ở Paris đã ập vào trường đại học Sciences Po danh tiếng của Pháp vào thứ Sáu (3/5) và giải tán những sinh viên biểu tình phản đối cuộc chiến của Israel khiến hàng chục nghìn người Palestine thiệt mạng ở Gaza.

Thế giới 24h
Lũ lụt biến đường thành sông ở Brazil, hàng trăm người thiệt mạng và mất tích

Lũ lụt biến đường thành sông ở Brazil, hàng trăm người thiệt mạng và mất tích

(CLO) Mưa lớn trút xuống bang cực nam Rio Grande do Sul của Brazil đã khiến 39 người thiệt mạng, theo chính quyền địa phương cho biết vào thứ Sáu (3/5). Số người chết dự kiến sẽ tăng lên vì hàng chục người vẫn chưa được thống kê.

Thế giới 24h
Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Hằng Nga lên 'vùng tối' Mặt trăng

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Hằng Nga lên 'vùng tối' Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc hôm thứ Sáu (3/5) đã phóng thành công tàu vũ trụ Hằng Nga-6 để thu thập mẫu vật ở "vùng tối" bí ẩn của Mặt trăng - nỗ lực đầu tiên thuộc loại này trong lịch sử thám hiểm không gian của con người.

Thế giới 24h
Nhật Bản cam kết xây dựng quy tắc sử dụng trí tuệ nhân tạo

Nhật Bản cam kết xây dựng quy tắc sử dụng trí tuệ nhân tạo

(CLO) Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào ngày 2/5 đã phát biểu trong khuôn khổ quốc tế về quy định và sử dụng AI tạo sinh (GenAI), tăng cường nỗ lực toàn cầu về quản trị đối với nền công nghệ phát triển nhanh chóng này.

Thế giới 24h
Hai du khách Úc và một du khách Mỹ mất tích bí ẩn tại Mexico

Hai du khách Úc và một du khách Mỹ mất tích bí ẩn tại Mexico

(CLO) Chính quyền Mexico vào ngày 2/5 thông báo đang tiến hành tìm kiếm trên biển và trên đất liền hai du khách người Úc và một người Mỹ được báo cáo mất tích ở Baja California, khu vực nổi tiếng với bạo lực.

Thế giới 24h